Một Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội khi nhận được chỉ thị của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, truyền đạt qua lá thư viết tay của ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đã rất ngạc nhiên với nội dung ông Chủ tịch Quốc Hội chỉ đạo Uỷ ban Kinh tế trước ngày diễn ra kỳ họp cuối năm.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu |
Nếu đọc lướt qua có thể thấy sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc hội rất “công tâm” nhưng xem kỹ và đối chiếu với các nội dung đang diễn ra thực tế sẽ thấy nhiều vấn đề “tư tâm”, thể hiện rõ động cơ cá nhân của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đối với Chính phủ và ngành Công an, ông muốn biến Quốc hội thành diễn đàn để “đánh” Chính phủ, có thể thấy rõ một số ý đồ của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng như sau:
1)- Lá thư này xuất hiện ngay sau phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội nghe kết quả thanh tra tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm
Trong cuộc họp Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội và một số Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc Hội đánh giá tình hình theo hướng tiêu cực và ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá xấu về công tác điều hành của Chính phủ; trong đó ông hướng vào lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính, tập trung vào tình hình đầu tư công, nợ xấu. Ông dùng Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội, người đã gây ra bao nhiêu điêu đứng cho hệ thống ngân hàng nước ta, viết thư gửi cho các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban và các uỷ viên thường trực Uỷ ban để quán triệt tinh thần của chỉ đạo của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, với yêu cầu chuẩn bị kỹ để tham gia đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội và 4 luật đưa ra Quốc Hội kỳ này, theo hướng Chủ tịch Quốc Hội đã kết luận.
Như vậy, việc phản bác tình hình kinh tế - xã hội do Chính phủ báo cáo được sự chỉ đạo chặt chẽ trong nội bộ Quốc hội, gồm cán bộ cốt cán, chủ chốt là thể hiện 1 sự áp đặt, mất dân chủ, bè phái, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và trong hệ thống chính trị của nước ta, và nó phạm vào những điều cấm được nêu trong Luật hoạt động của Quốc Hội của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.
2)- Sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trên còn thể hiện động cơ cá nhân của ông Chủ tịch nhằm tấn công vào một số lãnh đạo cụ thể, để hạ uy tín Chính phủ ở kỳ họp Quốc Hội lần này qua phiếu tín nhiệm
Cụ thể là: ông tập trung vào việc điều hành trong việc xử lý nợ công và nợ xấu. Ông qui cho một số Bộ trưởng ngồi chờ khoản tiền đi vay để chi tiêu, để ăn là nhằm hạ uy tín của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng, trọng điểm là Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng. Sở dĩ ông hướng mũi tấn công vào hai ông này là vì đã không hỗ trợ ông thôn tính Ngân hàng Bảo Việt. Hà Văn Thắm đã từng nói nếu Bình “ruồi” không giúp cho Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt thì ông Sinh Hùng sẽ sử dụng Thường vụ Quốc Hội đuổi ông Bình khỏi chức Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương trong một dự án |
Ngoài mục tiêu tấn công Chính phủ, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội Phan Trung Lý qua việc sửa đổi Luật Sỹ quan Quân Đội và Công An phải thu hẹp diện tướng của 2 lực lượng này. Khi kết luận trong cuộc họp của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, ông đã dùng những từ chỉ những kẻ vô chính trị mới dùng. Ông nói : “Hiện nay Quân đội và Công an đã có hàng mớ Tướng”. Ý đồ thu hẹp diện phong tướng của Công An, Quân đội đã có từ lâu, nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực chống Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Trong đó, chúng muốn phi chính trị hoá lực lượng Công an, Quân đội; phân hoá, chia rẽ lực lượng vũ trang; làm giảm sức chiến đấu của lực lượng này. Nhóm nghiên cứu cải cách luật pháp của Quốc Hội do ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đứng đầu từ lâu đã ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu này; đã đề xuất nhiều sự thay đổi pháp luật theo hướng dân chủ tư sản như Hội đồng lập hiến, Toà án Hiến pháp, trưng cầu dân ý, quyền được cung cấp thông tin và nhiều điều luật cụ thể khác. Nếu không có sự tỉnh táo của Bộ Chính trị thì những điều luật nói trên có thể Quốc hội do ông Nguyễn Sinh Hùng lãnh đạo đã thông qua rồi.
Một trong những luật được thông qua đến nay đã để lại hậu quả lớn cho xã hội là họ bênh vực các con nghiện ma tuý. Theo luật này qui định chỉ khi Toà án phán quyết thì mới bắt được con nghiện. Thế là hàng vạn con nghiện đang hoành hành vì không có lệnh của toà án, nên không ai làm gì được loại tệ nạn này.
Việc nhắm tấn công vào lực lượng Công an của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng còn do một mối thù riêng. Vì Công an đã bắt hai đệ tử trung thành của ông là Trần Trọng Phúc, Hà Văn Thắm và khả năng lớn sẽ tiếp tục phanh phui ra các đường dây mafia tài chính của ông do Hoàng Văn Chánh (trợ lý), Nguyễn Hồng Phương (em gái ruột), Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên TGĐ NH Đại Dương, được ông Sinh Hùng gửi gắm ở vị trí Phó TGĐ PVN) và ông Đinh La Thăng đang trực tiếp quản lý các nguồn thu lớn đến từ tham nhũng cho ông Sinh Hùng.
Ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm (đứng cạnh) cùng chứng kiến Tổng giám đốc Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn ký “thoả thuận” hợp tác đầu tư với PVC |
3)- Vụ việc này cho thấy đã hình thành nhóm người đang tìm cách thâu tóm quyền lực
Nhóm này có quan hệ rất chặt chẽ với với nhóm lợi ích mà nòng cốt là những người trong gia đình và người thân của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng. Tất cả hoạt động của họ đều đặt dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Sinh Hùng, hướng vào 2 mục tiêu chính: Một là phá hoại đoàn kết nội bộ để thực hiện chiếm quyền lãnh đạo và hai là nhằm thôn tính các doanh nghiệp, dự án Nhà nước để vơ vét tài sản.
Dư luận đang đặt câu hỏi dựa vào đâu mà Nguyễn Sinh Hùng dám lộng hành như thế?
Nguồn: Internet