Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Các anh mời chúng tôi đến đây ăn cơm hay là đến đây để nghe anh Bảy Phúc nói xấu anh Ba Dũng; chuyện trong Bộ Chính trị, chúng tôi biết gì đâu mà kể với chúng tôi. Anh Ba Dũng là Thủ tướng, anh là Phó Thủ tướng, sao lại nói xấu thủ trưởng của mình là sao? Sau lần đó, những tưởng đồng chí Bảy Phúc sẽ rút kinh nghiệm, không có lời nói, hành động gây chia rẽ nội bộ, nhưng không, đồng chí Bảy Phúc vẫn rỉ rả chê bai đồng chí Ba Dũng và cả đồng chí Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam kỳ, ngày 2/8/2014

Kính gửi: – Đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
               – Các đồng chí trong Bộ Chính trị

Tôi là Lê Xuân Tiến, cán bộ nghỉ hưu, hiện đang sinh sống tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tôi xin phản ánh với đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính trị về một số tình hình liên quan đến đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (Bảy Phúc) như sau:

– Đồng chí Bảy Phúc rất hay chê bai, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, nhất là đối với anh Ba Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Mỗi lần đồng chí Bảy Phúc về Đà Nẵng, Quảng Nam, chúng tôi lại được nghe điệp khúc chê bai đồng chí Ba Dũng. Lần nào gặp nhau, đồng chí Bảy Phúc cũng nói về đồng chí Ba Dũng, nói nhiều đến mức cảm giác như đồng chí Ba Dũng không có điểm gì tốt cả. Anh em đương chức thì sợ uy quyền đồng chí Bảy Phúc nên không dám nói gì, chỉ im lặng ngồi nghe. Anh em về hưu cũng tưởng đồng chí Bảy Phúc chỉ nói qua, nên cũng không bình luận gì, nhưng cứ thấy đồng chí Bảy Phúc nói về chủ đề đó nên rất khó chịu, có đồng chí đã nói thẳng với đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đồng chí Bảy Phúc là: các anh mời chúng tôi đến đây ăn cơm hay là đến đây để nghe anh Bảy Phúc nói xấu anh Ba Dũng; chuyện trong Bộ Chính trị, chúng tôi biết gì đâu mà kể với chúng tôi. Anh Ba Dũng là Thủ tướng, anh là Phó Thủ tướng, sao lại nói xấu thủ trưởng của mình là sao? Sau lần đó, những tưởng đồng chí Bảy Phúc sẽ rút kinh nghiệm, không có lời nói, hành động gây chia rẽ nội bộ, nhưng không, đồng chí Bảy Phúc vẫn rỉ rả chê bai đồng chí Ba Dũng và cả đồng chí Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang). Việc làm này của đồng chí Bảy Phúc gây ảnh hưởng rất xấu đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên cấp dưới. Thế hệ chúng tôi thì yên tâm, nhưng thế hệ trẻ thì sao? Họ hoang mang không biết tin ai, ngộ nhận nội bộ các đồng chí lãnh đạo cấp cao mất đoàn kết và dẫn đến suy giảm lòng tin vào Đảng, chế độ.

– Đồng chí Bảy Phúc liên tục đi công tác các tỉnh, thành gây tốn kém, phiền hà cho các địa phương. Đồng chí Bảy Phúc đi lần nào cũng 30-40 xe ô tô nối đuôi nhau, rồi ăn nghỉ, tiếp đón cho mấy chục người, toàn ở khách sạn 4-5 sao. Phát biểu chỉ đạo thì chung chung, giống nhau, không tham gia, góp ý, gợi ý điều gì cho địa phương, mà chủ yếu sử dụng những mỹ từ mỵ dân để đưa lên báo chí nhằm đánh bóng hình ảnh. Đến đâu cũng thấy đồng chí Bảy Phúc nói “Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm”, “phải cách chức”, “phải kỷ luật”, “phải thay đổi”…

Đương nhiên chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm mọi việc xảy ra trong tỉnh, có cần thiết phải nhấn mạnh nhiều lần đến thế không? Còn kỷ luật cán bộ đã có đầy đủ quy định của Đảng, Nhà nước rồi, có phải đồng chí Bảy Phúc thích làm gì là làm được đâu mà liên tục nói “cách chức”, “kỷ luật”. Những chuyển công tác, kiểm tra địa phương vô bổ như thế này vừa mất thời gian, vừa gây tốn kém tiền của nhà nước, nhân dân, nhưng mục đích chính là để đồng chí Bảy Phúc đi hứa hẹn, vận động để được giữ chức Thủ tướng khóa tới. Mỗi lần xem bản tin thời sự trên truyền hình đưa tin đồng chí Bảy Phúc đi kiểm tra địa phương, hiểu rõ ý đồ của đồng chí Phúc, anh em cán bộ nghỉ hưu chúng tôi cảm thấy phản cảm, bất bình.

Kính thưa đồng chí Tổng Bí thư! Năm nay đất nước ta kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ. Trước lúc đi xa Người đã dặn: Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết trước hết ngay từ trong Đảng, từ trung ương đến các chi bộ, phải giữ gìn như giữ gìn con ngươi của mắt mình, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu nhau… Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức… Những lời Bác Hồ dặn dò sẽ mãi là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng, cách mạng, dân tộc và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam. Chỉ tiếc rằng, vẫn còn đảng viên, lãnh đạo cao cấp như đồng chí Bảy Phúc hình như không nhớ và không thực hiện lời dạy của Bác. Đối với đồng chí Bảy Phúc đã không còn tình đồng chí, cũng chẳng cần quần chúng nhân dân yêu quý, tất cả chỉ là sự thỏa mãn quyền lực chính trị, lợi ích cá nhân (chức vụ Thủ tướng) mà thôi!

Kính thư đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính trị! Người miền Trung chúng tôi có tính xấu khó sửa là cục bộ địa phương. Dù vậy, các đồng chí cứ yên tâm, chúng tôi nhất định sẽ không cục bộ mù quáng, bởi chúng tôi là cán bộ, đảng viên. Đồng chí nào tận tâm với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân, dù là người miền Bắc hay miền Nam, chúng tôi sẽ nhất định ủng hộ; Người nào mà chỉ vì tham vọng chính trị, lợi ích của bản thân thì dù là người miền Trung, chúng tôi cũng đề nghị loại bỏ.

Rất mong các đồng chí thấu hiểu!

Chúc đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Bộ Chính trị mạnh khỏe, lãnh đạo Đảng và đất nước đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới!

Kính,

Đảng viên Lê Xuân Tuyến



Nguồn: Internet

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Án oan sai còn nhiều, và một trong những nguyên nhân là cán bộ điều tra bức cung nhục hình để ép bị can nhận tội. Tình trạng này đã được đưa ra mổ xẻ tại phiên giải trình "Việc chấp hành pháp luật trong thu thập đánh giá chứng cứ, chống bức cung nhục hình của CQĐT chuyên trách trong hoạt động điều tra vụ án hình sự" do Uỷ ban Tư pháp Quốc hội tổ chức ngày 11.9 vừa qua. 

Những vụ án oan chấn động vừa qua như vụ Nguyễn Thanh Chấn đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào ngành tư pháp.

Ông Nguyễn Thanh Chấn khai rằng đã bị cán bộ điều tra bức cung nhục hình, còn cán bộ điều tra bảo không. Câu trả lời rằng, nếu cán bộ điều tra không bức cung nhục hình thì việc gì ông Chấn phải nhận tội giết người. Bản thân sự nhận tội của ông Chấn là lời tố cáo và khẳng định có bức cung nhục hình hay không.

Có những vụ cán bộ điều tra dùng nhục hình gây ra cái chết cho bị can, trường hợp Ngô Thanh KiềuȠbị cán bộ điều tra đánh đến chết ở Tuy Hoà là một ví dụ.

Cũng có ý kiến cho rằng, cần thông cảm cho cán bộ điều tra, do tiếp cận với loại tội phạm hình sự, có nhiều tiền án, nhưng đối tượng cướp giật,ma tuý, HIV… cho nên bức xúc dẫn đến thiếu kiềm chế. Nói như vậy cũng không đúng, bởi vì đã là điều tra viên thì phải có bản lĩnh, phẩm chất của một điều tra viên. Điều tra viên được đào tạo nghiệp vụ, trong đó chắc chắn không có giáo trình dạy bức cung nhục hình.

Điều tra viên cũng được học về nguyên tắc suy đoán vô tội. Nhưng khi tiếp cận vụ án, họ lại suy đoán có tội. Hoặc vì áp lực phá án, vì thành tích, họ đã dùng nhục hình. Thân thể con người, dù là ai, kể cả tội phạm thực sự, thì cũng không ai có quyềnȠxâm phạm. Nếu trừng phạt, thì cũng bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Lý thuyết đó không điều tra viên nào không hiểu, nhưng khi hành động trong thực tế, đã cố tình làm sai.

Những đề xuất lắp camera để chống bức cung, nhục hìnɨ đã từng được đề xuất nhưng chưa thực hiện. Có ý kiến cho rằng, dù cólắp camera, nhưng cán bộ điều tra muốn bức cung nhục hình vẫn được, họ có nhiều cách để làm điều này ngoài ống kính của camera.

Nếu như vậy thì đề xuất cho luật sưȍ tham gia khi điều tra viên hỏi cung cũng chưa hẳn đã hạn chế được bức cung nhục hình, bởi vì nếu muốn, thì cán bộ điều tra vẫn làm được điều này đằng sau sự có mặt của luật sư. Cho nên, đạo đức của cán bộ điều tra mới là sự quyết định việc hạn chế nhụɣ hình.

Nhưng không thể chỉchờ đợi vào đạo đức của điều tra viên mà phải có công cụ để kiểm soát và hỗ trợ như lắp đặtcamera trong phòng hỏi cung, sự có mặt của luật sư khi cán bộ điều tra lấy cung, tách nơi giam giữ can phạm độc lập, không để cơ quan điều tra vừa giam giữ, vừa lấy cung.

Và còn nữa, những cán bộ điều tra có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, dùng bức cung nhục hình đối với bị can thì phải xử thật nghiêm. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga lấy dẫn chứng vụ nhục hình Ngô Thanh Kiều ở Tuy Hoà - Phú Yên và đưa ra nhận định: "Dù VKS đánh giá là những vụ bức cung, dùng nhục hình đều được xử lýȠnghiêm, đúng quy định của pháp luật nhưng chúng tôi chỉ lấy một vụ đủ để thấy rằng việc xử lý này chưa đúng quy định pháp luật, chưa nghiêm minh, có dấu hiệu bỏ lọt người, bỏ lọt tội và có dấu hiệu xử phạt nhẹ. Các đồng chí có thể tranh luận lại nhưng ɱuan điểm của chúng tôi là cần chấn chỉnh lại việc này".


Theo báo Công an Nhân dân Online ngày 11/9, bài “Kiên quyết phòng, chống bức cung, nhục hình và những vi phạm pháp luật khác trong hoạt động điều tra tội phạm” cũng cho biết, trongȠbài phát biểu của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang có đoạn: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ở một số địa phương còn thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát điều tra viên trong hoạt động điều tra một số vụ án; một số điều tra viên còn có tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, còn nặng về thu thập chứng cứ buộc tội, chưa coi trọng đầy đủ việc thu thập chứng cứ gỡ tội”.

Bộ trưởng Trần Đại Quang phát biểu tại hội trường. Ảnh Hoàng Long.
Không xử lý nghiêm cán bộ dùng nhục hình thì không thể ngăn chặn được nhục hình.

Lê Chân Nhân