Án oan sai còn nhiều, và một trong những nguyên nhân là cán bộ điều tra bức cung nhục hình để ép bị can nhận tội. Tình trạng này đã được đưa ra mổ xẻ tại phiên giải trình "Việc chấp hành pháp luật trong thu thập đánh giá chứng cứ, chống bức cung nhục hình của CQĐT chuyên trách trong hoạt động điều tra vụ án hình sự" do Uỷ ban Tư pháp Quốc hội tổ chức ngày 11.9 vừa qua.
Những vụ án oan chấn động vừa qua như vụ Nguyễn Thanh Chấn đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào ngành tư pháp.
Ông Nguyễn Thanh Chấn khai rằng đã bị cán bộ điều tra bức cung nhục hình, còn cán bộ điều tra bảo không. Câu trả lời rằng, nếu cán bộ điều tra không bức cung nhục hình thì việc gì ông Chấn phải nhận tội giết người. Bản thân sự nhận tội của ông Chấn là lời tố cáo và khẳng định có bức cung nhục hình hay không.
Có những vụ cán bộ điều tra dùng nhục hình gây ra cái chết cho bị can, trường hợp Ngô Thanh KiềuȠbị cán bộ điều tra đánh đến chết ở Tuy Hoà là một ví dụ.
Cũng có ý kiến cho rằng, cần thông cảm cho cán bộ điều tra, do tiếp cận với loại tội phạm hình sự, có nhiều tiền án, nhưng đối tượng cướp giật,ma tuý, HIV… cho nên bức xúc dẫn đến thiếu kiềm chế. Nói như vậy cũng không đúng, bởi vì đã là điều tra viên thì phải có bản lĩnh, phẩm chất của một điều tra viên. Điều tra viên được đào tạo nghiệp vụ, trong đó chắc chắn không có giáo trình dạy bức cung nhục hình.
Điều tra viên cũng được học về nguyên tắc suy đoán vô tội. Nhưng khi tiếp cận vụ án, họ lại suy đoán có tội. Hoặc vì áp lực phá án, vì thành tích, họ đã dùng nhục hình. Thân thể con người, dù là ai, kể cả tội phạm thực sự, thì cũng không ai có quyềnȠxâm phạm. Nếu trừng phạt, thì cũng bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Lý thuyết đó không điều tra viên nào không hiểu, nhưng khi hành động trong thực tế, đã cố tình làm sai.
Những đề xuất lắp camera để chống bức cung, nhục hìnɨ đã từng được đề xuất nhưng chưa thực hiện. Có ý kiến cho rằng, dù cólắp camera, nhưng cán bộ điều tra muốn bức cung nhục hình vẫn được, họ có nhiều cách để làm điều này ngoài ống kính của camera.
Nếu như vậy thì đề xuất cho luật sưȍ tham gia khi điều tra viên hỏi cung cũng chưa hẳn đã hạn chế được bức cung nhục hình, bởi vì nếu muốn, thì cán bộ điều tra vẫn làm được điều này đằng sau sự có mặt của luật sư. Cho nên, đạo đức của cán bộ điều tra mới là sự quyết định việc hạn chế nhụɣ hình.
Nhưng không thể chỉchờ đợi vào đạo đức của điều tra viên mà phải có công cụ để kiểm soát và hỗ trợ như lắp đặtcamera trong phòng hỏi cung, sự có mặt của luật sư khi cán bộ điều tra lấy cung, tách nơi giam giữ can phạm độc lập, không để cơ quan điều tra vừa giam giữ, vừa lấy cung.
Và còn nữa, những cán bộ điều tra có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, dùng bức cung nhục hình đối với bị can thì phải xử thật nghiêm. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga lấy dẫn chứng vụ nhục hình Ngô Thanh Kiều ở Tuy Hoà - Phú Yên và đưa ra nhận định: "Dù VKS đánh giá là những vụ bức cung, dùng nhục hình đều được xử lýȠnghiêm, đúng quy định của pháp luật nhưng chúng tôi chỉ lấy một vụ đủ để thấy rằng việc xử lý này chưa đúng quy định pháp luật, chưa nghiêm minh, có dấu hiệu bỏ lọt người, bỏ lọt tội và có dấu hiệu xử phạt nhẹ. Các đồng chí có thể tranh luận lại nhưng ɱuan điểm của chúng tôi là cần chấn chỉnh lại việc này".
Theo báo Công an Nhân dân Online ngày 11/9, bài “Kiên quyết phòng, chống bức cung, nhục hình và những vi phạm pháp luật khác trong hoạt động điều tra tội phạm” cũng cho biết, trongȠbài phát biểu của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang có đoạn: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ở một số địa phương còn thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát điều tra viên trong hoạt động điều tra một số vụ án; một số điều tra viên còn có tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, còn nặng về thu thập chứng cứ buộc tội, chưa coi trọng đầy đủ việc thu thập chứng cứ gỡ tội”.
Bộ trưởng Trần Đại Quang phát biểu tại hội trường. Ảnh Hoàng Long. |
Không xử lý nghiêm cán bộ dùng nhục hình thì không thể ngăn chặn được nhục hình.
Lê Chân Nhân