Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Vũ Chí Hùng xuất thân trong một gia đình bình thường, là con ruột ông Vũ Chí Kiên, sinh năm 1946, nguyên quán Thái Bình, cán bộ Bộ Thương mại nghỉ hưu năm 2005 và bà Nguyễn Thị Ái Xuân, sinh năm 1953, nguyên quán Thanh Hóa, từng là bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Năm 1998 bà Xuân mở phòng trọ tại số 12 Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé, Quận 1. Năm 2002 bà Xuân bị bệnh viện sa thải vì có đơn tố giác chứa mại dâm, vi phạm y đức của bác sĩ. Năm 2007, Vũ Chí Hùng vừa đúng 28 tuổi mới bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, là nhân viên của công ty chứng khoán VNDirect, sau khi chinh phục được Nguyễn Thị Xuân Trang, ái nữ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hùng được gia nhập vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới buổi tiệc cưới đình đám vào tháng 9/2009 tại khách sạn 5 sao Caravelle sang trọng bậc nhất Sài thành với sự góp mặt của hầu hết đại gia Việt Nam.
Vợ chồng Vũ Chí Hùng và gia đình đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Làm một phép toán so sánh giữa ông Trần Văn Truyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thấy ngay nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ, có khác chăng là ở mức độ tầm vóc và quy mô. Nhớ câu chuyện chuột và bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây sẽ thấy ngay nếu ông Trần Văn Truyền là con “chuột nhắt” đã ra khỏi hang (về vườn) thì ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ắt hẳn phải là một con “chuột cống” vẫn còn nằm trong cái bình quý (đương chức và còn tham vọng quyền lực), vấn đề là làm sao đánh được con chuột cống này mà không làm “vỡ bình” như chính lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng mạnh miệng kêu gọi tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, ngày 12/6/2014 vừa qua: “Có bao nhiêu ông cán bộ của chúng ta có số tài sản lớn, câu hỏi này chỉ có thể qua thanh tra, qua sự việc thì mới phát hiện một cách đầy đủ. Tôi hy vọng rằng, nhân dân cùng với các cơ quan chức năng sẽ làm tốt công việc phát hiện này trong thời gian tới!”. Thử so sánh qua một số điểm giống nhau nhưng khác biệt về đẳng cấp giữa hai ông:

1. Phát ngôn và việc làm của 2 vị đầu ngành về chống tham nhũng

Cả hai ông Trần Văn Truyền và Nguyễn Xuân Phúc đều là các lãnh đạo đầu ngành về công tác chống tham nhũng: Ông Truyền là nguyên Tổng Thanh tra chính phủ còn ông Phúc cũng là nguyên Phó Tổng Thanh tra chính phủ, đương kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Hãy xem so sánh những phát ngôn để đời của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng” này:
Xem ra phát ngôn của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc còn đanh thép hơn nhiều so với ông Trần Văn Truyền

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Với chức danh Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đặc trách mảng chống tham nhũng. Đối diện với truyền thông, ông cũng thường xuyên tích cực hô hào: “chống tham nhũng cần phải quyết liệt”, “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, “Tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối”… Nhưng trên thực tế, đến nay ai cũng biết ông và gia đình đang sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, thống kê trong đó gồm hàng loạt các biệt thự, chung cư cao cấp nằm rải rác từ bắc vào nam, tiền mặt tại các hệ thống ngân hàng, chứng khoán. Đó là chưa kể các khoản không thể thống kê được như tiền mặt, vàng, kim cương, các khoản ký gửi họ hàng và những người anh em kết nghĩa… Thậm chí, ông Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” cũng đã chuẩn bị sẵn hậu sự cho mình và gia đình từ rất lâu với 2 căn biệt thự ở Mỹ do gia đình Đặng Văn Thành mua giúp. Nói riêng về cổ phiếu, cổ phần, hãy xem, đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành đã cho, tặng gia đình ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu...
Vợ chồng Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc luôn có mặt trong những dịp trọng đại của đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?

Tin HaySo sánh bất ngờ giữa ông Trần Văn Truyền và ông Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Bá Thanh, ứng cử viên Ủy viên Bộ Chính trị đã bị loại ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Hội nghị TW7
Theo nguồn tin đã được chứng thực từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW, khoảng giữa tháng 05/2014, sau khi đóng sổ vụ án Dương Chí Dũng và hoàn tất hồ sơ vụ án Bầu Kiên, bàn giao cho Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh đột nhiên bị choáng phải đưa đi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán ông có triệu chứng rối loạn sinh tủy. Trước đó, khi rời Đà Nẵng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Nội chính TW, sức khỏe ông hoàn toàn bình thường và được đánh giá là sức khỏe tốt, đủ đảm đương công việc. Ông Thanh không tin vào kết quả chẩn đoán căn bệnh rối loạn sinh tủy từ Ban Bảo vệ Sức khỏe TW và tiếp tục làm việc bình thường, ai cũng thấy sắc mặt ông ngày một xám, nhìn gần thấy ẩn những mụn thâm đỏ dưới da. Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh ngày một yếu và tiếp tục bị ngất xỉu trong chuyến công tác Thụy Điển đầu tháng 6/2014, khi đó ông mới đồng ý để Ban Bảo vệ Sức khỏe TW đưa đi Singapore chữa trị 02 lần vào trung tuần các tháng 6 và 7/2014. Tuy nhiên, dù Singapore có nền y tế hàng đầu khu vực vẫn không tìm ra nguyên nhân đích thực của căn bệnh, chỉ chẩn đoán là “Nhiễm độc xương, tủy” và đề xuất đưa ông Bá Thanh qua Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Mỹ (nơi có kinh nghiệm hàng đầu về điều trị bệnh ung thư).
Hai năm nay, một bộ trưởng có khuôn mặt mang hình nốt nhạc đang nổi lên như một hotgirls Việt, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, trong các showbit hay báo chí của đảng, hay các báo lá cải chuyên đăng các tin scandal của các chân dài. 

Thật vậy, sự xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, những tuyên bố ngày càng hùng hồn, với những cái tít độc đáo, giật gân của cánh báo nô... đã làm cho hình ảnh Đinh La Thăng - hình nốt nhạc đang được một số người dân thơ ngây ngầm ủng hộ. Một phong cách mới? Một tư tưởng mới? nhưng mọi nhất cữ nhất động của ông được báo lề đảng viết thành văn, phục vụ cho nghề nghiệp hay mục đích chính trị thì có lẽ mọi người đã xét đoán được.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Đến giờ này, ai cũng đã biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình đang trực tiếp sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam, chưa tính những tài sản bằng cổ phiếu, kim cương và những bất động sản ở Mỹ, Singapore mà gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ “anh chị em kết nghĩa” đứng tên hộ, điển hình là 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim (quận Cam, tiểu bang California, thành phố nổi tiếng với công viên giải trí Theme Park) mà chúng tôi đang thông tin đến bạn đọc. Qua đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phúc sở hữu những tài sản gì tại Mỹ và từ bao giờ? Ai quản lý giúp ông những khối tài sản này? Và quan trọng nhất, mục đích của ông khi chuẩn bị sẵn các cơ ngơi tại Mỹ?


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng bầu đoàn thê tử trong chuyến công cán bằng tiền nhà nước đến xứ sở tự do kết hợp thăm hai căn biệt thự của gia đình

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Ban biên tập nhận được lá đơn tố cáo của tập thể cán bộ Ngân hàng Bắc Á, chi nhánh Hà Nội, tố cáo đích danh ông Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hành vi tham nhũng. Người thừa hành trực tiếp là ông Đại tá Nguyễn Văn Điện, Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng. Nguyên văn nội dung lá đơn và bản scan như sau:
Ông Phùng Quang Thanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
Ngày 20 tháng 1 năm 2014

THƯ TỐ CÁO THAM NHŨNG

 Kính gửi:    - Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
                     - Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
                     - Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
                     - Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
                     - Ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
                     - Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
                     - Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội Chính TW
                     - Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao

Trong năm 2013, chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn tố cáo đường dây tham nhũng cực lớn trong quân đội, nhưng đến nay mọi việc vẫn không được xử lý, nên chúng tôi tiếp tục tố cáo như sau:

Ông Nguyễn Văn Điện, Đại tá, CMT sỹ quan số 86111064 do Bộ Tổng tham mưu cấp, công tác tại Cục Tài Chính, Bộ Quốc phòng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Bắc Á với số tiền là 345 tỷ đồng, bao gồm 21 sổ tiết kiệm gửi tiền đồng, số tiền là 273 tỷ đồng; 11 sổ tiết kiệm gửi ngoại tệ, số tiền 3 triệu 290 ngàn USD. Tiền tiết kiệm được gửi từ năm 2010 với lãi suất cao nhất đến 21%/năm, thời hạn gửi đều trên một năm, hết hạn ông Điện lại tiếp tục gia hạn theo thời hạn gửi năm. Ông Điện có khoác lác với chúng tôi rằng, đây là tiền mua vũ khí chưa đến thời hạn trả nên mang ra gửi ngân hàng để lấy lãi. Chúng tôi kiếm tra tiền ông Điện gửi thì quả thật toàn bộ tiền gửi đều còn nguyên niêm phong của Kho bạc Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định đây là đường dây tham nhũng cực lớn từ ngân sách của quân đội, riêng tiền lãi trong 3 năm qua đã trên 100 tỷ đồng và đây mới chỉ là tiền gửi ở Ngân hàng Bắc Á, nếu kiểm tra ở tất cả các ngân hàng thương mại thì con số này có lẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Giữa lúc cả nước đang sục sôi với các đại án tham nhũng, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng năng nổ xuất hiện như vì sao sáng trên các phương tiện truyền thông. Ông liên tục ra những chỉ đạo trên mọi lĩnh vực, bất kể có thuộc chức trách, nhiệm vụ của ông hay không, từ tham nhũng, giao thông, y tế, giáo dục… đặc biệt lần nào ông cũng hô hào rất to: sẽ tuyên chiến với tham nhũng, cần phải quyết liệt, cần kiểm tra, xử lý nghiêm minh cán bộ bao che cho buôn lậu, sản xuất hàng giả...

Với khẩu khí bừng bừng, tưởng đâu ông sẽ lăn xả ngay vào trận chiến với “giặc nội xâm”, té ra chỉ là ngôn ngữ kiểu chèo đò qua sông rồi bỏ lái. Hiệu quả từ khẩu hiệu chống tham nhũng của ông Phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy... từ khi ông làm Phó Thủ tướng đến nay đã bảo hộ vững chắc cho cả dòng họ tranh giành được vô số các mảnh đất vàng, những hợp đồng và cơ hội làm ăn béo bở, từ đó gây dựng nên đế chế gia đình, với khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngoài căn nhà nho nhỏ ở số 58 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng được ông trưng ra làm bình phong cho thiên hạ thấy mình thanh cao, còn vô số các biệt thự khác như: căn Villa số E9 rộng 373m2 tại khu du lịch Ocean Villas; biệt thự Vincom Village 04/29 Hoa Sữa, Hà Nội; căn hộ 59 Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, TP.HCM); căn hộ T1-0507 Ruby, Saigon Pearl... thì ông đều cho người nhà đứng tên; Nhà thờ họ ở số 49 Phan Kế Bính - Đà Nẵng được xây dựng hoàn toàn bằng các loại gỗ quý, điêu khắc, trạm trổ tinh vi, lại được trùng tu thường xuyên để đảm bảo cho sự tiến thân trong sự nghiệp của ông; hàng loạt các tài khoản chìm trong ngân hàng, tập đoàn... đều được ông Nguyễn Xuân Phúc ém nhẹm bằng nhiều hình thức.

Sau thời gian dài đâm chém trên cái ghế Viện trưởng VKSND TP. Đà Nẵng, ông anh ruột Nguyễn Quốc Dũng lại được cậu em (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) chống lưng để vơ vét trong lĩnh vực xây dựng. Công ty TNHH Nguyễn Quốc Dũng (198 Trần Phú, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng) chính là nơi để vợ chồng ông Dũng vươn vòi bạch tuộc hút các dự án màu mỡ tại mảnh đất miền Trung này.

Nhưng dù sao, con cái vẫn được tin tưởng hơn là anh em, vợ chồng cô con gái rượu Nguyễn Thị Xuân Trang (sinh năm 1986) và chàng rể Vũ Chí Hùng (sinh năm 1979) mới chính là là những kẻ được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn mặt gửi vàng…
Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trần Thị Nguyệt Thu và Vũ Chí Hùng, Nguyễn Thị Xuân Trang - những tay hòm chìa khóa của ông trong một chuyến tạ lễ
Vũ Chí Hùng thuộc diện gia đình chính sách, được hưởng ưu đãi của chế độ nên được Nhà nước cho đi du học nước ngoài tại Mỹ (1997-2003), Anh (2003-2007). Khi về nước, Hùng lận đận làm nhân viên quèn tại công ty CP Chứng khoán VNDirect. Vận mệnh đổi thay, khi năm 2008, Hùng chinh phục được Nguyễn Thị Xuân Trang, ái nữ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và được kết nạp vào Đảng. Từ đây cuộc đời của Hùng bước sang trang mới, dưới sự phân công và bảo trợ của bố vợ, Hùng được cắm ngay vào mảnh đất màu mỡ của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) với chức danh Phó phòng Quản lý vốn và Đầu tư tài chính – Ban Tài chính. Sự nghiệp lên như diều gặp gió, tỷ lệ thuận với khối tài sản khổng lồ mà Vũ Chí Hùng đem về Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
Gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều đại gia góp mặt trong đám cưới Vũ Chí Hùng – Nguyễn Thị Xuân Trang ngày 24/9/2009
Thực hiện định hướng của bố vợ và sự bảo trợ của các đại gia được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định, từ khi về nước đến nay, Vũ Chí Hùng đã thay mặt Phó Thủ tướng thực hiện hàng loạt các phi vụ thâu tóm, đầu cơ tài chính:

  • Từ năm 2007 đến nay, với vai trò nắm tài chính của PTSC, Vũ Chí Hùng đã “lách” được 46,69 tỷ đồng từ công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ. Trong đó, Hùng gửi gắm ông Trần Công Tấn (em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đứng tên 36,69 tỷ đồng và tặng riêng cho bố ruột là ông Vũ Chí Kiên số tiền 10 tỷ đồng.
  • Năm 2010, trên quê nhà Quảng Nam của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chàng rể Vũ Chí Hùng thâu tóm được dự án “Khu phố chợ Điện Nam Trung” (Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) trên danh nghĩa hợp tác với đối tác “ma” mang tên công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Nguyên Thịnh Phát (do ông Trần Công Tuấn, cũng là em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng tên) với tổng số vốn 79,65 tỷ đồng.
  • Năm 2013, Vũ Chí Hùng cùng tay trong Nguyễn Văn Hoan (PTSC) mở Công Ty TNHH Thương mại - Tư vấn Đầu tư H&H, cho Vũ Ái Hương (em ruột Hùng) đứng tên, ngay sau đó thâu tóm 30% cổ phần công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thái Hưng và thực hiện hàng loạt dự án “ma” nhằm rút tiền từ PTSC.
  • Từ năm 2013 đến nay, vợ chồng Vũ Chí Hùng, Nguyễn Xuân Trang tiếp tục mở hàng loạt các công ty nhằm hứng dự án và đầu cơ: Công ty CP Khoáng sản Bắc Trung Nam, Công ty TNHH phân phối SNB, Nhà hàng Sen Đông Dương (TPHCM),…
Tháng 3/2014, Vũ Chí Hùng tiếp tục được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm vào Bộ Tài chính với chức danh Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế - một nơi mà ai cũng biết là cực kỳ béo bở khi có đủ cả quyền lẫn tiền. Sau 8 năm lập thân vào nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đang sở hữu giúp bố vợ những khối bất động sản:

  1. 1.600m2 đất tại TPHCM (600m2 tại Q2 và 1.000m2 tại Q9).
  2. Biệt thự Vincom Village 04-29 Hoa Sữa, rộng 340m2 tại Long Biên, Hà Nội (theo giấy tờ là do ông Nguyễn Xuân Phúc tặng).
  3. Nhà mặt tiền tại số 29A Đồng Khởi, Q. 1, TPHCM.
  4. Căn hộ rộng 260m2 tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, TP.HCM (cũng do ông Phúc tặng - theo giấy tờ) .
  5. Căn hộ 1A12-5, khu phố Garden Court, Phú Mỹ Hưng, TPHCM.
  6. Căn hộ T1-0507, chung cư Ruby, Saigon Pearl, TPHCM (do ông em vợ Phó Thủ tướng là ông Trần Công Tấn đứng tên giúp).
  7. Căn hộ số W511, Khu căn hộ Golden West Lake số 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Hà Nội, rộng 218m2.
  8. Căn hộ rộng 180m2 tại Chung cư tại Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
  9. Căn hộ rộng 127m2 tại Parkson Hùng Vương, 126 Hùng Vương, Q. 5, TP.HCM.
Nhà mặt tiền tại khu đất “kim cương” 29A Đồng Khởi, Q. 1, TP.HCM, nghe đâu Lý Nhã Kỳ cũng nhờ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà có được 1 căn để mở shop trang sức trên cùng con đường này
Chỉ tính riêng căn Biệt thự Vincom Village và Căn hộ tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm chàng rể đã có trị giá trên giấy là 40 tỷ đồng. Số tiền lớn khổng lồ đó ở đâu ra với sự liêm khiết mà ông Phó Thủ tướng thường rêu rao?
Ngôi Biệt thự Hoa Sữa 04-29 nguy nga tại Vincom Village, Long Biên, Hà Nội, giá 26 tỷ, do ông Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm cho vợ chồng con gái
Bên trong căn hộ siêu sang tại Khu Golden West Lake số 162A Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Mời độc giả tận mục sở thị bản scan tờ kê khai tài sản, thu nhập của Vũ Chí Hùng vào cuối năm 2013:


Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng ký ngày 12/12/2013: Ngoài bất động sản và những khoản qua mặt bố vợ để ký gửi người nhà làm vốn phòng thân, Vũ Chí Hùng còn sở hữu công khai 34.5 tỷ đồng tiền mặt, 9 tỷ cổ phiếu và nhiều tài sản giá trị khác
Chỉ nói riêng về cổ phiếu, theo bản khai Vũ Chí Hùng chỉ khai có 9 tỷ, chắc là anh ta quên mất tài khoản số 045C105986 tại công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí trị giá 20,89 tỷ đồng và 22,6 tỷ đồng (321.800 cổ phiếu) tại công ty cổ phần Nước Khoáng ĐaKai, chưa kể 3 căn hộ siêu sang Hùng cũng quên khai báo cũng như khoản tiền 28,67 tỷ đang nằm ở Ocean Bank…

Thật quá sức tưởng tượng, từ 2 bàn tay trắng khi về nước, chỉ sau 8 năm làm rể của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đã vơ vét được khối tài sản có giá trị chí ít là 500 tỷ đồng, mà đấy mới chỉ là chàng rể, chưa kể các quan hệ mật thiết khác của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chẳng trách thiên hạ bàn tán xôn xao là ngài Phó Thủ tướng chịu chi, sẵn sàng bỏ tiền tỷ để chạy phiếu tín nhiệm.

Trong khi nước ta còn nghèo, biết bao gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình có công với cách mạng đang không có một căn nhà ra hồn để ở… thì người làm quan như ông Phúc lại ra sức chống lưng cho người nhà bòn rút của cải đất nước để làm giàu cho gia tộc. Hóa ra, bấy lâu dân ta và các đồng chí của ông bị lừa, bởi hành động của ông trái ngược hẳn với những gì ông đang hô hào đầy khí thế trong các hội nghị chống tham nhũng, trên truyền thông báo chí cả nước, trong các cuộc vận động tại các địa phương.

Vậy mà, khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, ông Phúc không ngần ngại chọn phương án đổ lỗi do người dân, cho doanh nghiệp. Vì theo như cách ông nói thì chính người dân, và doanh nghiệp đang làm hư cán bộ. Khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW nhanh chóng vào cuộc kiểm tra kỹ càng để có câu trả lời với Nhân dân, không thể để câu hỏi “Sao chỉ có mình tôi?” của ông Trần Văn Truyền mãi không có lời giải đáp!

Nguồn: Internet

Tin SỐC : Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!  

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Lãnh đạo Việt Nam nên tôn trọng người dân hơn mà không nên 'khinh rẻ họ' khi được dân và cử tri chất vấn về chính sách của lãnh đạo, một số nhà quan sát từ Việt Nam và hải ngoại bình luận với BBC hôm Chủ Nhật.

Họ nói thêm các lãnh đạo nên chấm dứt cách nói năng theo lối 'dân chủ bảo ban', 'quan phương', 'dạy dỗ' với người dân, trong lúc họ 'tự nhận' là người 'đầy tớ' của dân, 'phụng sự dân' và làm việc 'dưới sự giám sát' của dân.
Đảng CSVN đang chuẩn bị kế hoạch về nhân sự cao cấp cho kỳ Đại hội vào năm 2016.
Gần đây truyền thông Việt Nam thuật lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một Giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng được cho đã là 'vặn lại' cử tri trong lần tiếp xúc hôm thứ Bảy (06/12/2014).

Theo đó, khi đáp lại những ý kiến chất vấn của người dân về chính sách được cho là 'quá mềm yếu', 'thiếu kiên quyết', 'thiếu chủ động' của giới lãnh đạo Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo trước Trung Quốc, ông Trọng đáp lại:

"Cử tri nói Việt Nam vẫn mềm quá, cần kiên quyết hơn nhưng kiên quyết hơn là như thế nào, kích động dùng vũ lực, tuyên chiến?"

Bình luận với BBC về phát biểu này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, hôm 14/12 nói:

"Ông Nguyễn Phú Trọng trong khi trả lời câu hỏi này đã lấy một cái sự xấu nhất (tình huống xấu nhất) có thể xảy ra để trả lời câu hỏi.

"Tôi nghĩ, nếu cử tri đúng thì họ chỉ hỏi có cương quyết hơn thêm không, chứ không phải là muốn đánh nhau với Trung Quốc."
Ông Đặng Xương Hùng
'Không nên khinh dân'

Và nhà quan sát từ Hoa Kỳ bình luận thêm về thái độ của lãnh đạo Việt Nam thông qua phát biểu của ông Trọng:

"Và tôi nghĩ rằng người ta cũng không nên khinh rẻ dân chúng.

"Khi mà dân chúng, người cử tri hỏi những câu hỏi đàng hoàng, thì người ta cũng nên trả lời một cách đàng hoàng mà không nên thái quá."

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội này, ông Trọng còn được truyền thông nhà nước trích dẫn lời nói:

"Ta vẫn là hàng xóm láng giềng ăn đời ở kiếp với Trung Quốc, có phải 'xúc đất đổ đi' được đâu.

"Cần đảm bảo chủ quyền nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, giữ được cho sự lãnh đạo của Đảng, giữ môi trường an toàn, ổn định để phát triển."

Báo chí Việt Nam cũng dẫn lời vị lãnh đạo 70 tuổi của Đảng nhắc lại nguyên tắc:

"Yêu nước nhưng phải đúng hướng vì các đối tượng xấu rất muốn Việt Nam sai lầm, một bước đi sai lầm, dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị lợi dụng để phá hoại."

Hôm thứ Bảy, một cựu quan chức ngành Ngoại giao Việt Nam bình luận với BBC:

"Những câu mà ông Tổng bí thư nói rõ ràng đó là phát biểu của những nhân vật bị 'hội chứng Nguyễn Cơ Thạch' tác động mạnh nhất," ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao nói.

"Tức là một con người chỉ nghĩ đến áp lực của Trung Quốc và có những cam kết nào đó, nếu anh trung thành với tôi, tôi sẽ bảo đảm lợi ích của anh, bảo đảm cái ghế của anh trong giới lãnh đạo Việt Nam," ông Hùng, người đang cư trú chính trị tại Thụy Sỹ, bình luận.

'Không có đủ tầm'

Cho rằng phát biểu của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản có thể 'chưa xứng tầm', ông Đặng Xương Hùng nói thêm:

"Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường Đảng, ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm quan sát quốc tế, cũng như tầm để dẫn dắt dân tộc trong một bối cảnh quốc tế, nhất là với một ông hàng xóm, láng giềng Trung Quốc.

"Mà những câu nói của ông chứng tỏ rằng là, nói thế như là nói bây giờ mình ở cạnh một kẻ 'mất dạy', mình cũng phải 'mất dạy' theo họ, thế thì còn nói làm gì nữa.

"Không có đủ tầm của một người giữ trọng trách mà giữ sinh mệnh của 90 triệu dân."

Báo chí Việt Nam cũng dẫn lời ông Trọng nói với các cử tri 'nhắc lại kết quả' chuyến thăm Nga và Belarus trong năm 2014 của ông, theo đó:

"Ông Tổng bí thư quả quyết, Việt Nam muốn làm bạn với cả thế giới thì với những nước lân cận, quan hệ càng phải khăng khít, gần gũi, nhất là với nước bạn láng giềng cùng chung con đường xã hội chủ nghĩa," tờ Dân trí trích lời nhà lãnh đạo Đảng cộng sản nói.

Bình luận về quan điểm này của ông Trọng, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn làm bạn với thế giới thì phải suy nghĩ rằng ai có thể giúp đỡ cho Việt Nam, ai có thể củng cố quyền lợi và lợi ích cho Việt Nam.

"Nếu mà chỉ dựa vào cái gọi là các nước xã hội chủ nghĩa, thì tôi nghĩ như thế chỉ còn một vài ba nước, mà chưa chắc gì những nước gọi là 'xã hội chủ nghĩa' thực ra là xã hội chủ nghĩa.

"Tôi muốn nói là Trung Quốc, và nếu dựa vào Trung Quốc, mà nếu nói là dựa vào xã hội chủ nghĩa, thì tôi thấy việc này là định nghĩa chưa hẳn đúng, trong khi Trung Quốc là nước đang đe dọa Việt Nam trên nhiều lãnh vực."

'Nên rút kinh nghiệm'

Liên quan tới việc Việt Nam nên có chính sách liên kết với đối tác ra sao để đảm bảo an ninh quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải cho phù hợp, trong một cuộc trao đổi hôm 13/12, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế nói với BBC:

"Vấn đề của Việt Nam bây giờ là riêng Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề liên quan cái này hay không?

"Thì tôi nghĩ là trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, hay là sự tìm kiếm một sự cân bằng với Trung Quốc, thì Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình mà cần phải kết hợp các lực lượng khác.

"Và tôi hoàn toàn tán thành một chủ trương là phải lựa chọn các đối tác an ninh ở khu vực để cân bằng sức mạnh, hay để vô hiệu hóa các sự đe dọa, hay là mối nguy từ phía Trung Quốc," nhà quan sát này nói với BBC.
Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế
Còn về cung cách hành xử, phát ngôn của lãnh đạo Việt Nam với dân, hôm Chủ nhật, một nhà quan sát trong nước không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng thế hệ lãnh đạo tới đây của Việt Nam nên rút kinh nghiệm, các vị ấy sẽ không nên tiếp tục cách thức mà có thể nói là 'dân chủ bảo ban', quan phương như ngày xưa của Vua Chúa phong kiến hay ngồi trên ngó xuống dân để mà dạy bảo.

"Bản thân tư duy ấy, cách thức lãnh đạo, ăn nói như thế cho thấy là tầm nhận thức về dân chủ, về lãnh đạo có thể đã có nhiều hạn chế, nếu không nói là đã lạc hậu, lỗi thời, quan phương, phong kiến, mà không còn phù hợp nữa với thời đại," ý kiến này nói.

Truyền thông Việt Nam hôm Chủ Nhật đưa tin Thủ tướng Việt Nam vừa có một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hải Phòng, nơi ông là dân biểu đại diện.

Liên quan đối sách của Việt Nam với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và bang giao, ông Nguyễn Tấn Dũng được báo chí Việt Nam dẫn lời nói:

"Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được."

Trước đó, trong phiên chất vấn tại Quốc hội Việt Nam hồi tháng 11/2014, ông Dũng cho hay trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Nguồn: BBC
Từ dư âm vụ ông Truyền, nhiều người lên tiếng, phải tìm sâu làm rõ gốc gác tài sản ngầm của những ông "Truyền" khác. Bởi, trên thực tế, không ít ông "Truyền" khác đang khoác lên mình bộ cánh liêm khiết nhưng kỳ thực lại chính là “con chuột cống” đang ngủ ngon lành trong những chiếc “bình quý”... chỉ là chưa “dịp” lên báo mà thôi.
Nhiều người thừa hiểu rằng tài sản của ông Truyền lớn đấy, nhưng chẳng thấm thoát vào đâu so với cơ ngơi hoành tráng của nhiều quan chức khác. Biệt thự của ông Truyền quá to ở Bến Tre, nhưng xét về giá trị vẫn còn thua xa những dinh thự tầm trung ở các khu đất vàng của gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Một góc căn biệt thự Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sở hữu
Trong lý lịch ông Nguyễn Xuân Phúc “thật thà” khai rằng, nhà ông ở 58 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng. Nhưng ít ai biết rằng, căn nhà nhỏ này ông Phúc đã cho thuê với giá cao ngất ngưởng, còn tư dinh bề thế nguy nga và “nhà thờ họ” của ông ở Đà Nẵng, được khéo léo che đậy bằng cách tọa lạc ở góc khuất tại số 49 Phan Kế Bính. Dù được ngụy trang kỹ lưỡng, nhưng giữa những căn nhà ổ chuột rách nát của người dân trong vùng nổi bật lên một dinh thự hoành tráng, khiến nhiều người thấy “chướng tai gai mắt”, nhưng ngẫm thân phận con kiến đành phải “có mắt như mù” vì sợ cái  chữ 'liêm' của ngài Phó Thủ tướng.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Nhắc đến nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo, dường như người Việt Nam ai cũng ám ảnh, phẫn nộ trước những thủ đoạn bất lương, sử dụng quyền lực cưỡng đoạt sự sống, tiền bạc của cải của những người lương thiện, thấp cổ bé họng. Trong xã hội phong kiến, khi hệ thống pháp luật chưa dân chủ thì những bất công ấy có thể hiểu được nhưng cuộc sống ngày nay khi luật pháp đã được xác lập nghiêm minh, nhưng những kẻ Bá Kiến thời hiện đại vẫn len lõi trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đáng nguy hại là, không chỉ một cá nhân sử dụng quyền lực chính trị của mình để hà ép dân, trả thù cá nhân mà tư tưởng hút máu được nối truyền qua các thế hệ. Từ anh trai, đến em trai và dọn đường cho cả thế hệ con cháu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông anh trai Nguyễn Quốc Dũng

Với người dân lớn tuổi hiền lành, chân chất, yêu nước tỉnh Quảng Nam dù ở tuổi thập cổ lai hy vẫn chưa bao giờ quên cái tên Nguyễn Quốc Dũng (ít người biết ông Dũng là anh ruột của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), nhất là thủ đoạn mà ông Dũng đã dùng trong thời gian đương nhiệm chức vụ Viện trưởng VKSND Thành phố Đà Nẵng.

Mười năm về trước (năm 2004), được sự chống lưng của ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Quốc Dũng đã móc nối cùng nhóm lợi ích được ông Nguyễn Xuân Phúc bảo kê tại VKSND Tối cáo để phê chuẩn khởi tố, bắt giam Trung tá Hoàng Minh Công (điều tra viên Phòng CSĐT Công an Đà Nẵng). Gán ghép tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285 BLHS), Trung tá Công đã bị hành hạ, đối xử tồi tệ suốt thời gian chờ xét xử. 

Phiên tòa lần 1 diễn ra theo đúng ý đồ của ông Nguyễn Quốc Dũng nhưng trong phiên tòa lần thứ 2, hàng loạt các tình tiết đã được phanh phui. Hội đồng Xét xử đã kết luận Trung tá Hoàng Minh Công không phạm tội và được thả tự do. Ngay tại phiên tòa, Trung tá Hoàng Minh Công đã tố cáo Viện trưởng VKSND Tp.Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng đã thông đồng với một số cán bộ Cục điều tra, Viện KSND Tối cao để trả thù, khởi tố vụ án trái luật. Nguyên nhân vào năm 1999, trong vụ án Hoàng Minh Thông, Trung tá Hoàng Minh Công đã 9 lần đề xuất bắt giữ Lê Tiến Dũng là Trưởng ban quản lý đầu tư dự án Nhà máy xi măng Hải Vân, nhưng đều bị ông Nguyễn Quốc Dũng bác bỏ. Sau đó Bộ Công an đã đồng ý quyết định khởi tố, được Viện phó Viện KSND TP Đà Nẵng phê chuẩn và Lê Tiến Dũng đã phải thụ án (Sau vụ án này, Trung tá Hoàng Minh Công đã nhiều lần viết đơn tố cáo với các cấp thẩm quyền về việc ông Nguyễn Quốc Dũng bao che tội phạm). Tuy nhiên, TAND Tp.Đà Nẵng đã bỏ qua lời tố cáo này trong bản kết luận phiên tòa.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Ban biên tập nhận được đơn thư tố cáo của ông Mai Văn Lâm, thay mặt một số cán bộ Văn phòng Chính phủ tố cáo các hành vi, thủ đoạn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Xin đăng nguyên văn nội dung lá đơn và bản scan đính kèm để độc giả tham khảo:
Ông Nguyễn Xuân Phúc, người cũng bị tố cáo việc mua chuộc lá phiếu uy tín tại kỳ họp Quốc hội vừa qua



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

***********

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2014

    Kính gửi:       Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;
                          Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang;
                          Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng;
                          Ông Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh;
                          Ông Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa.

Thời gian gần đây, dư luận trong Văn phòng Chính phủ đưa tin có rất nhiều đơn thư phản ánh một số việc làm không đúng, vi phạm nguyên tắc, phẩm chất đạo đức của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chúng tôi nghĩ rằng, không có lửa thì làm sao có khói và còn nhiều việc làm của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ có những cán bộ lâu năm ở Văn phòng Chính phủ mới biết được. Là một cán bộ có nhiều thâm niên ở Văn phòng Chính phủ, phục vụ nhiều đời lãnh đạo Chính phủ, nhưng tôi chưa thấy một ai lại giảo hoạt như ông Nguyễn Xuân Phúc. Ngay từ thời còn làm lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, khi họp công khai, phát biểu với báo chí, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn miệng nói rằng: Văn phòng Chính phủ cần phải đổi mới, trình ngay, trình sớm, không được tiêu cực, không có chỗ cho tiêu cực…, nhưng kỳ thực khi gặp riêng thì ông Nguyễn Xuân Phúc lại dặn các dự án lớn, dự án quan trọng (bản chất là dự án nhiều tiền), chưa có ý kiến ông Phúc thì chưa được trình Thủ tướng. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án chưa “chào” ông Nguyễn Xuân Phúc thì đừng có mơ là được trình lên Thủ tướng. Thời gian đó, đi đâu mọi người, từ các bộ, ngành, doanh nghiệp đâu đâu cũng kêu Văn phòng Chính phủ cửa quyền, ngâm dự án, lên Thủ tướng ký rất nhanh, còn Văn phòng Chính phủ thì giữ rất lâu… Thực ra chúng tôi bị mang tiếng oan, chứ có được gì đâu, cùng lắm là được vài phong bì nhỏ, đủ tiền đổ xăng đi làm, chứ cặp lớn, cặp bé đều đổ vào nhà ông Nguyễn Xuân Phúc rồi. Chúng tôi bức xúc lắm, nhưng chẳng dám phát biểu gì, vì đ/c Phúc đã thù ai thì thù rất dai, ghét ai thì người đó không còn tiền đồ gì nữa, nên đành nhắm mắt cho qua, lo giữ cho được việc làm để lấy lương nuôi gia đình mình mà thôi.
Giữa lúc cả nước đang sục sôi với các đại án tham nhũng, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng năng nổ xuất hiện như vì sao sáng trên các phương tiện truyền thông. Ông liên tục ra những chỉ đạo trên mọi lĩnh vực, bất kể có thuộc chức trách, nhiệm vụ của ông hay không, từ tham nhũng, giao thông, y tế, giáo dục… đặc biệt lần nào ông cũng hô hào rất to: sẽ tuyên chiến với tham nhũng, cần phải quyết liệt, cần kiểm tra, xử lý nghiêm minh cán bộ bao che cho buôn lậu, sản xuất hàng giả...

Với khẩu khí bừng bừng, tưởng đâu ông sẽ lăn xả ngay vào trận chiến với “giặc nội xâm”, té ra chỉ là ngôn ngữ kiểu chèo đò qua sông rồi bỏ lái. Hiệu quả từ khẩu hiệu chống tham nhũng của ông Phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy... từ khi ông làm Phó Thủ tướng đến nay đã bảo hộ vững chắc cho cả dòng họ tranh giành được vô số các mảnh đất vàng, những hợp đồng và cơ hội làm ăn béo bở, từ đó gây dựng nên đế chế gia đình, với khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.

Đại gia đình của Phó Thủ tướng "chống tham nhũng" 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngoài căn nhà nho nhỏ ở số 58 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng được ông trưng ra làm bình phong cho thiên hạ thấy mình thanh cao, còn vô số các biệt thự khác như: căn Villa số E9 rộng 373m2 tại khu du lịch Ocean Villas; biệt thự Vincom Village 04/29 Hoa Sữa, Hà Nội; căn hộ 59 Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh, TP.HCM); căn hộ T1-0507 Ruby, Saigon Pearl... thì ông đều cho người nhà đứng tên; Nhà thờ họ ở số 49 Phan Kế Bính - Đà Nẵng được xây dựng hoàn toàn bằng các loại gỗ quý, điêu khắc, trạm trổ tinh vi, lại được trùng tu thường xuyên để đảm bảo cho sự tiến thân trong sự nghiệp của ông; hàng loạt các tài khoản chìm trong ngân hàng, tập đoàn... đều được ông Nguyễn Xuân Phúc ém nhẹm bằng nhiều hình thức.

Sau thời gian dài đâm chém trên cái ghế Viện trưởng VKSND TP. Đà Nẵng, ông anh ruột Nguyễn Quốc Dũng lại được cậu em (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) chống lưng để vơ vét trong lĩnh vực xây dựng. Công ty TNHH Nguyễn Quốc Dũng (198 Trần Phú, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng) chính là nơi để vợ chồng ông Dũng vươn vòi bạch tuộc hút các dự án màu mỡ tại mảnh đất miền Trung này.

Nhưng dù sao, con cái vẫn được tin tưởng hơn là anh em, vợ chồng cô con gái rượu Nguyễn Thị Xuân Trang (sinh năm 1986) và chàng rể Vũ Chí Hùng (sinh năm 1979) mới chính là là những kẻ được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn mặt gửi vàng…
Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trần Thị Nguyệt Thu và Vũ Chí Hùng, Nguyễn Thị Xuân Trang - những tay hòm chìa khóa của ông trong một chuyến tạ lễ
Vũ Chí Hùng thuộc diện gia đình chính sách, được hưởng ưu đãi của chế độ nên được Nhà nước cho đi du học nước ngoài tại Mỹ (1997-2003), Anh (2003-2007). Khi về nước, Hùng lận đận làm nhân viên quèn tại công ty CP Chứng khoán VNDirect. Vận mệnh đổi thay, khi năm 2008, Hùng chinh phục được Nguyễn Thị Xuân Trang, ái nữ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và được kết nạp vào Đảng. Từ đây cuộc đời của Hùng bước sang trang mới, dưới sự phân công và bảo trợ của bố vợ, Hùng được cắm ngay vào mảnh đất màu mỡ của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) với chức danh Phó phòng Quản lý vốn và Đầu tư tài chính – Ban Tài chính. Sự nghiệp lên như diều gặp gió, tỷ lệ thuận với khối tài sản khổng lồ mà Vũ Chí Hùng đem về Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
Gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều đại gia góp mặt trong đám cưới Vũ Chí Hùng – Nguyễn Thị Xuân Trang ngày 24/9/2009
Thực hiện định hướng của bố vợ và sự bảo trợ của các đại gia được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định, từ khi về nước đến nay, Vũ Chí Hùng đã thay mặt Phó Thủ tướng thực hiện hàng loạt các phi vụ thâu tóm, đầu cơ tài chính:

  • Từ năm 2007 đến nay, với vai trò nắm tài chính của PTSC, Vũ Chí Hùng đã “lách” được 46,69 tỷ đồng từ công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ. Trong đó, Hùng gửi gắm ông Trần Công Tấn (em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đứng tên 36,69 tỷ đồng và tặng riêng cho bố ruột là ông Vũ Chí Kiên số tiền 10 tỷ đồng.
  • Năm 2010, trên quê nhà Quảng Nam của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chàng rể Vũ Chí Hùng thâu tóm được dự án “Khu phố chợ Điện Nam Trung” (Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) trên danh nghĩa hợp tác với đối tác “ma” mang tên công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Nguyên Thịnh Phát (do ông Trần Công Tuấn, cũng là em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng tên) với tổng số vốn 79,65 tỷ đồng.
  • Năm 2013, Vũ Chí Hùng cùng tay trong Nguyễn Văn Hoan (PTSC) mở Công Ty TNHH Thương mại - Tư vấn Đầu tư H&H, cho Vũ Ái Hương (em ruột Hùng) đứng tên, ngay sau đó thâu tóm 30% cổ phần công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thái Hưng và thực hiện hàng loạt dự án “ma” nhằm rút tiền từ PTSC.
  • Từ năm 2013 đến nay, vợ chồng Vũ Chí Hùng, Nguyễn Xuân Trang tiếp tục mở hàng loạt các công ty nhằm hứng dự án và đầu cơ: Công ty CP Khoáng sản Bắc Trung Nam, Công ty TNHH phân phối SNB, Nhà hàng Sen Đông Dương (TPHCM),…
Tháng 3/2014, Vũ Chí Hùng tiếp tục được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm vào Bộ Tài chính với chức danh Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế - một nơi mà ai cũng biết là cực kỳ béo bở khi có đủ cả quyền lẫn tiền. Sau 8 năm lập thân vào nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đang sở hữu giúp bố vợ những khối bất động sản:

  1. 1.600m2 đất tại TPHCM (600m2 tại Q2 và 1.000m2 tại Q9).
  2. Biệt thự Vincom Village 04-29 Hoa Sữa, rộng 340m2 tại Long Biên, Hà Nội (theo giấy tờ là do ông Nguyễn Xuân Phúc tặng).
  3. Nhà mặt tiền tại số 29A Đồng Khởi, Q. 1, TPHCM.
  4. Căn hộ rộng 260m2 tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, TP.HCM (cũng do ông Phúc tặng - theo giấy tờ) .
  5. Căn hộ 1A12-5, khu phố Garden Court, Phú Mỹ Hưng, TPHCM.
  6. Căn hộ T1-0507, chung cư Ruby, Saigon Pearl, TPHCM (do ông em vợ Phó Thủ tướng là ông Trần Công Tấn đứng tên giúp).
  7. Căn hộ số W511, Khu căn hộ Golden West Lake số 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Hà Nội, rộng 218m2.
  8. Căn hộ rộng 180m2 tại Chung cư tại Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
  9. Căn hộ rộng 127m2 tại Parkson Hùng Vương, 126 Hùng Vương, Q. 5, TP.HCM.
Nhà mặt tiền tại khu đất “kim cương” 29A Đồng Khởi, Q. 1, TP.HCM, nghe đâu Lý Nhã Kỳ cũng nhờ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà có được 1 căn để mở shop trang sức trên cùng con đường này
Chỉ tính riêng căn Biệt thự Vincom Village và Căn hộ tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm chàng rể đã có trị giá trên giấy là 40 tỷ đồng. Số tiền lớn khổng lồ đó ở đâu ra với sự liêm khiết mà ông Phó Thủ tướng thường rêu rao?
Ngôi Biệt thự Hoa Sữa 04-29 nguy nga tại Vincom Village, Long Biên, Hà Nội, giá 26 tỷ, do ông Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm cho vợ chồng con gái
Bên trong căn hộ siêu sang tại Khu Golden West Lake số 162A Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Mời độc giả tận mục sở thị bản scan tờ kê khai tài sản, thu nhập của Vũ Chí Hùng vào cuối năm 2013:


Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng ký ngày 12/12/2013: Ngoài bất động sản và những khoản qua mặt bố vợ để ký gửi người nhà làm vốn phòng thân, Vũ Chí Hùng còn sở hữu công khai 34.5 tỷ đồng tiền mặt, 9 tỷ cổ phiếu và nhiều tài sản giá trị khác
Chỉ nói riêng về cổ phiếu, theo bản khai Vũ Chí Hùng chỉ khai có 9 tỷ, chắc là anh ta quên mất tài khoản số 045C105986 tại công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí trị giá 20,89 tỷ đồng và 22,6 tỷ đồng (321.800 cổ phiếu) tại công ty cổ phần Nước Khoáng ĐaKai, chưa kể 3 căn hộ siêu sang Hùng cũng quên khai báo cũng như khoản tiền 28,67 tỷ đang nằm ở Ocean Bank…

Thật quá sức tưởng tượng, từ 2 bàn tay trắng khi về nước, chỉ sau 8 năm làm rể của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đã vơ vét được khối tài sản có giá trị chí ít là 500 tỷ đồng, mà đấy mới chỉ là chàng rể, chưa kể các quan hệ mật thiết khác của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chẳng trách thiên hạ bàn tán xôn xao là ngài Phó Thủ tướng chịu chi, sẵn sàng bỏ tiền tỷ để chạy phiếu tín nhiệm.

Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc

Đến giờ này, ai cũng đã biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình đang trực tiếp sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam, chưa tính những tài sản bằng cổ phiếu, kim cương và những bất động sản ở Mỹ, Singapore mà gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ “anh chị em kết nghĩa” đứng tên hộ, điển hình là 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim (quận Cam, tiểu bang California, thành phố nổi tiếng với công viên giải trí Theme Park) mà chúng tôi đang thông tin đến bạn đọc. Qua đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phúc sở hữu những tài sản gì tại Mỹ và từ bao giờ? Ai quản lý giúp ông những khối tài sản này? Và quan trọng nhất, mục đích của ông khi chuẩn bị sẵn các cơ ngơi tại Mỹ?


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng bầu đoàn thê tử trong chuyến công cán bằng tiền nhà nước đến xứ sở tự do kết hợp thăm hai căn biệt thự của gia đình
Việc chuẩn bị cơ ngơi tại Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc được bắt đầu từ năm 2005, khi ông còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Ủy viên Ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội Khóa 12 và đang chạy về Trung ương với chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ đứng tên này được giao cho gia đình người em kết nghĩa, đại gia Đặng Văn Thành (Sacombank) mà trực tiếp cô công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, ái nữ của Đặng Văn Thành, người được Nguyễn Xuân Hiếu (quý tử nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) gọi thân mật là “chị ba”.
Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vợ chồng Đặng Văn Thành cùng công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My tại tiệc hấp hôn đình đám của vợ chồng Đặng Văn Thành
Căn biệt thự thứ nhất tại Mỹ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được mua ngày 3/6/2005 với giá 790 nghìn USD (khoảng 17 tỷ đồng, giá 2014 đã trên 1 triệu đô la Mỹ), tọa lạc tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804.
Căn biệt thự tại số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua từ năm 2005
Đối diện căn biệt thự của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ là công viên, thảm cỏ xanh mướt
Căn biệt thự thứ hai tại Mỹ được ông Nguyễn Xuân Phúc mua ngay trước thềm Đại hội Đảng 11 nằm cùng thành phố Anaheim, tọa lạc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808 cũng do nhà Đặng Văn Thành đứng tên ký hợp đồng ngày 18/10/2010 với giá 575 nghìn USD (khoảng 12,3 tỷ đồng).
Căn biệt thự thứ 2 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị cả hồ bơi gia đình phía sau căn biệt thự sang trọng này
Thực ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tính toán việc xây dựng căn cứ tại Mỹ từ hàng chục năm trước khi đưa quý tử Nguyễn Xuân Hiếu vào TPHCM học trường Quốc tế (2005) đến khi đi du học Mỹ (2009). Từ đó đến nay, cậu quý tử Nguyễn Xuân Hiếu được bố nuôi Đặng Văn Thành bảo bọc từ A-Z, thậm chí tại Tập đoàn Thành Thành Công thành lập ra một tổ công tác do Ức My trực tiếp điều hành phụ trách cung phụng cho “cu Bin” (tên thân mật của Nguyễn Xuân Hiếu), thời gian ở Mỹ của Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và tán gái, ngay cả bài tập ở trường cũng được tổ công tác làm giúp.
Bằng lái xe tại Mỹ của Nguyễn Xuân Hiếu, quý tử của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi rõ địa chỉ căn biệt thự 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804
Thời gian du học tại Mỹ của quý tử Nguyễn Xuân Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và tán gái cùng các quý tử nhà đại gia Đặng Văn Thành
Vậy là đã rõ, ngay trước Đại hội Đảng 11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị sẵn sàng cuộc sống cho mình và gia đình tại Mỹ dưới sự giúp đỡ của Đặng Văn Thành. Câu hỏi cuối cùng dành cho Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW là: Mục đích của ông Phó Thủ tướng khi mua 2 căn biệt thự tại Mỹ?, và một câu hỏi ngỏ, tại sao Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh thoát khỏi vụ bê bối tại Sacombank, Sacomreal? Ngoài ra, không biết lương ông Phó Thủ tướng thường xuyên hô hào quyết liệt chống tham nhũng có đủ trả cho tiền thuế hàng năm tại Mỹ cho các căn biệt thự trên không?

Trong khi nước ta còn nghèo, biết bao gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình có công với cách mạng đang không có một căn nhà ra hồn để ở… thì người làm quan như ông Phúc lại ra sức chống lưng cho người nhà bòn rút của cải đất nước để làm giàu cho gia tộc. Hóa ra, bấy lâu dân ta và các đồng chí của ông bị lừa, bởi hành động của ông trái ngược hẳn với những gì ông đang hô hào đầy khí thế trong các hội nghị chống tham nhũng, trên truyền thông báo chí cả nước, trong các cuộc vận động tại các địa phương.

Vậy mà, khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, ông Phúc không ngần ngại chọn phương án đổ lỗi do người dân, cho doanh nghiệp. Vì theo như cách ông nói thì chính người dân, và doanh nghiệp đang làm hư cán bộ. Khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW nhanh chóng vào cuộc kiểm tra kỹ càng để có câu trả lời với Nhân dân, không thể để câu hỏi “Sao chỉ có mình tôi?” của ông Trần Văn Truyền mãi không có lời giải đáp!

Nguồn: Internet

Tin SỐC : Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!  

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Càng gần đến cuối nhiệm kỳ dư luận đang đón những trận giông bão khó có thể lường trước, tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản.

Đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Từ tháng 8/2011, khi chính phủ mới được thành lập và nhận được sự đồng thuận hầu như không một chút khó khăn từ Quốc hội, người ta đã có thể nhận ra những gương mặt thân cận nhất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải… Chưa kể đến một số hội đồng và ủy ban đóng vai trò tư vấn cho Chính phủ cũng bao gồm những người được cho là thuộc phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Mối tương quan trong đảng giờ đây đã trở nên lệch hẳn về đầu cân chính quyền.

Ở đầu cân bên kia, ông Trương Tấn Sang có nhiều cố gắng để tự PR bản thân, nhưng trong vai trò Chủ tịch nước – một vị trí mà trước và sau đều thật khó biểu hiện quyền lực, và thực tế là hầu như không có một quyền lực thực chất nào, đã trở nên mờ nhạt, đặc biệt sau vụ nữ đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, cùng quê Long An và có nhiều duyên nợ với ông Sang, bị Quốc hội bãi nhiệm.

Trên con đường hành sự của mình, thực ra ông Trương Tấn Sang đã có nhiều cơ hội để tiến thân và trở nên một nhân tố nào đó mang tầm đối trọng với ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng với sự yếu kém cố hữu về công tác nhân sự và quan điểm dùng người rất thiếu nhất quán đã không thể được cải thiện từ khi ông Sang còn là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và Bí thư Thành ủy TP.HCM, chính ông đã đánh mất những cơ hội đáng quý của mình.

Tại đất Bắc Hà, nơi hội tụ quá nhiều nhân sĩ và kịch sĩ, có thể nói chỉ riêng việc ông Trương Tấn Sang tồn tại được trong suốt nhiều năm trời mà không bị tuột dốc về mặt chính trị cũng đã là một niềm an ủi lớn đối với ông. Chỉ có điều, để đạt được vẻ bền vững ấy, bản thân ông đã phải trả giá khá nhiều. Không còn tỏa sáng với hình ảnh một vị lãnh đạo năng nổ và nhiều ý kiến sáng tạo, ông đã dần lui vào hậu trường với nhiều uẩn ức không thể biểu hiện bằng lời nói và càng không thể bộc lộ qua hành vi. Một số người thân quen với ông ở TP.HCM đã phải ngạc nhiên khi bình luận khuôn mặt ông như được làm bằng sáp, với nét chân tình đã chỉ bằng phân nửa người tiền nhiệm của ông – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Một hình ảnh độc tôn

Ngược lại với ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng – với quầng mắt hùm hụp thâm sâu qua ngày tháng, lại được xem là một nhân tố nổi bật trong việc dùng người và đối nhân xử thế.

Với các danh sĩ trong lịch sử, việc dùng người thường có hai chiều hướng trái ngược: hoặc biết sử dụng người giỏi hơn mình và qua đó chứng tỏ mình là người giỏi, hoặc dùng người kém hơn mình và phải biết nghe lời. Có lẽ Nguyễn Tấn Dũng thuộc về cả hai trường hợp, cũng bởi trong con mắt tuyệt đại đa số nhân dân và giới quan chức, đây là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ và quyết đoán. Thậm chí trong nhiều trường hợp và nhiều chủ đề khẩn cấp, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra bản lĩnh một cách lạ lùng.

Tất cả những gì mà Nguyễn Tấn Dũng có được đến giờ này lại thuộc về công lao của tự thân ông. Đó là một quá trình đấu tranh và vươn lên không mệt mỏi, để cuối cùng phần lớn bộ máy nhân sự chính quyền các cấp, từ trung ương đến các địa phương, đều được đánh giá là vây cánh cho ông.

Những gương mặt trái ngược cảm xúc
Lợi thế lớn nhất của Dũng là cương vị Thủ tướng – vị trí có thể ban phát rất nhiều bổng và lộc cho những địa chỉ cần được ban phát. Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một ông vua không ngai. Mà thực tế với quyền lực tối hậu và vẫn có chiều hướng được tập quyền hóa của mình, Dũng cũng chẳng cần đến ngai, nếu tình thế không bắt buộc phải như thế.

Vị thế của Nguyễn Tấn Dũng càng được củng cố không chỉ trong đối nội mà còn trên trường đối ngoại. Trong tầm quan sát của chính giới quốc tế và ở cả những quốc gia đang phát triển, một con người quá nhu mì, luôn tìm cách tỏ ra ôn hòa như Trọng đã chẳng thể hiện được vị thế lớn lao nào. Nói cách khác, ông Trọng có vẻ chưa xứng đáng đại diện cho tầm cỡ quốc gia để đứng cùng hàng hoặc ngang hàng với các nguyên thủ quốc gia khác. Cũng nói cách khác, đặc tính chính trị thời nay không cần đến những chính trị gia quá khuôn sáo hoặc giáo điều, cho dù đó có là người vô hại nhất đi chăng nữa.

Con đường bằng phẳng nhất, diễn biến một cách hòa bình nhất vào những năm tới chỉ có thể là một cuộc chuyển giao quyền lực êm ái, một cuộc cách mạng nhung mà không phải đổ máu. Những gì mà Bắc Kinh đang buộc phải tính toán thì Hà Nội cũng không nằm ngoài kịch bản đó.

Trước làn sóng công phẫn của người dân ngày càng lan rộng và có thể đạt đến một điểm kích nổ vào bất kỳ thời điểm nào, một chính phủ muốn duy trì vị thế của mình, và trên hết là vị thế bảo đảm cho các tập đoàn, có điều kiện để tiếp tục đè gánh nặng tham nhũng và thủ lợi lên đôi vai gày guộc của người dân đóng thuế và các thành phần doanh nghiệp khác, chỉ là tấm bình phong dân chủ cần phải được dựng lên càng khéo léo càng tốt.

Vào tháng 11/2011, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho giới phân tích trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng hành động tuyên bố về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc hội, đồng thời trở thành quan chức cao cấp đầu tiên trong đảng đề xuất đất nước cần có một bộ luật biểu tình.

Với những người ngây thơ, thái độ thay đổi bất ngờ của Nguyễn Tấn Dũng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh bộ mặt quốc gia cần có sự cải thiện ít nhất về phấn sáp. Nhưng những người có kinh nghiệm trong giới phân tích chính trị và cả báo chí lại đã tỏ ra đặc biệt thận trọng.

Không chính khách nào cho không ai cái gì, cũng như không hành động nào của chính khách lại không xuất phát từ một động cơ cụ thể.

Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm một cách hết sức nghiêm túc, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô số thủ đoạn chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường trước.

Sẽ là “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng”?

Ngã rẽ duy nhất trong cơ chế chuyển giao quyền lực không đổ máu và ít hao tiền tốn của chỉ còn là động thái thỏa hiệp với nhân dân – một thứ nhân dân giả hiệu nào đó do giới quan chức nặn ra, hoặc cùng lắm thì mới phải thảo luận về dân chủ với những người đối lập với chính quyền – nhưng lại được đại đa số xem là nhân dân đích thực.

Cũng bởi thế, không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa là một cuộc chuyển giao quyền lực, hay nói cách khác là sự thay đổi vị trí quyền lực, từ vai trò thủ tướng sang vai trò của một người đứng đầu quốc gia trong điều kiện hiến pháp được cách mạng hóa. Để có được kết quả ấy, một cá nhân có thể sẵn sàng hy sinh cả điều 4 Hiến pháp và sẵn sàng chối bỏ tư tưởng cộng sản – điều mà từ lâu họ đã không còn thuộc về nó, nhưng lại vẫn cần nó vào bất cứ hoàn cảnh nào cần phải bảo vệ quyền lực của mình. Cũng có nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

Vấn đề còn lại chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái xem ai có thể trở thành thủ lĩnh dân tộc trong tương lai, bất kể người dân có muốn bầu cho họ hay không. Không phải các thành viên của Bộ Chính trị đảng không tơ tưởng về vấn đề nhạy cảm của thủ tướng. Thậm chí từ nhiều năm trước đây, một phương án chuẩn bị cho Đảng Cộng sản tiến hành tranh cử trong điều kiện đa đảng đã được chấp bút. Chỉ có điều, như một thông lệ bất thành văn, trước khi Bắc Kinh lên tiếng chính thức về một chủ đề cực kỳ quan trọng nào đó, không một ai trong giới lãnh đạo Việt Nam dám thở mạnh.

Những ngày gần đây, lần đầu tiên có dấu hiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu tìm cách nổi lên như một quyền lực mới, tuy còn rất mỏng manh. Cùng với Trương Tấn Sang, đó sẽ là những thách thức đầy ngán ngại đối với Nguyễn Tấn Dũng trên con đường vươn tới cơ chế cộng hòa đại nghị và chức vị tổng thống Việt Nam của ông.

Ít nhất, đó cũng là một giấc mơ riêng của những quan chức như Nguyễn Tấn Dũng mà người khác không có quyền xâm phạm. Chỉ là không có bất kỳ sắc màu nhân dân nào trong giấc mơ đó mà thôi.

Từ nay trở đi, câu chuyện mà chúng ta đang kể sẽ còn tiếp diễn với những chi tiết phong phú và không kém quyến rũ, khiến những người đau đáu về hiện tồn và tương lai Việt Nam không thể bỏ qua. Cũng trong câu chuyện này, tâm điểm Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là một nhân tố mà chúng ta luôn cần quan tâm và cần luận bàn vào những thời khắc gay cấn nhất trên chính trường Việt Nam.

Nguồn: Internet

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Ông Nguyễn Xuân Phúc dưới sự nâng đỡ của Thân Đức Nam, móc nối với Đặng Văn Thành – nguyên giám đốc Sacombank, ngầm tạo cho mình 1 thế lực. Mặc dù Nguyễn Xuân Phúc là người ít được biết đến trong các đại biểu CS bây giờ, nhưng người ta ai cũng biết rõ cuộc đối đầu căng thẳng để làm trùm xứ Đà Nẵng giữa ông và Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Xuân Phúc chỉ là anh quan hàng tỉnh lẻ tài năng thấp kém ngoi lên đến Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng
Mục tiêu của ông Phúc là âm thầm chờ những ông khác đâm đầu tự xử nhau, còn mình ung dung ngồi hưởng lợi. Luôn miệng tự nhận mình gần gũi với dân, ghét tiêu cực, tham nhũng, nhưng ông ta lại có hẳn một cơ ngơi đáng nể. Cả dòng họ nhà ông ta đều được hưởng những miếng đất đẹp, những công việc ổn định lương cao. Con gái ông Phúc cặp kè với các đại gia và kết hôn với một anh chồng giàu có. Cậu con trai tí tuổi nhưng đó có tình sử đáng nể, ăn chơi trác táng. Cả hai đều học kém nên ông khôn khéo mà gửi con mình ra học nước ngoài trong im lặng. Trong khi những du học sinh khi sang nước ngoài phải sống trong cơ cực, thì chúng lại được hưởng cuộc sống xa hoa sung sướng. Cô chị suốt ngày rủ bạn bè về tụ tập ăn uống, cậu em chỉ lo chơi game và cưa gái.

Một năm ông Phúc cho phép con về VN bao nhiêu lần tùy ý, đi đi về về như đi chợ. Tháng 6 hàng năm hai cục cưng của ông ta về VN để tận hưởng kì nghỉ hè sa đọa. Con gái ông Phúc học tại ĐH Portsmouth của Anh, con trai thì theo Furllerton ở California.
Cậu ấm Nguyễn Xuân Hiếu (thứ 2 từ trái qua) trong thời gian “du học” tại Mỹ
Trong lý lịch ông Nguyễn Xuân Phúc khai rằng nhà ông ta ở 58 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng. Nhưng ít ai biết là cái căn nhà nhỏ kia ông ta đã cho thuê với giá cắt cổ, còn cơ ngơi của ông Phúc ở ĐN tọa lạc tại số 49 Phan Kế Bính – cách chọn nhà góc khuất cũng đã thể hiện phần nào con người thâm độc ít thể hiện của ông ta. Chưa kể ông Phúc còn sở hữu vô số biệt thự và đất đẹp chiếm được của dân Quảng Nam khi còn dưới thời ông ta. 636 South Halliday Street, Anaheim là nơi ở của con trai ông ta. Mọi người hãy xem và tìm hiểu về đời sống xa hoa thác loạn, tiêu tiền như rác của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc, đừng để bị vẻ ngoài đánh lừa!

(Nguyễn Hiếu)

Một kẻ cơ hội phản chủ.
Đó là biệt tài của Nguyễn Xuân Phúc. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 có hơn 65 đoàn đại biểu thì Nguyễn Xuân Phúc với chức danh Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mời cơm gần 60 đoàn. Anh gặp riêng các trưởng đoàn, các Uỷ viên TW để vận động trước nhất gom phiếu cho mình và gạt Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Đà Nẵng), gạt Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Bí thư Quảng Nam- Phó ban Tuyên giáo) để 2 vị này không lọt vào Bộ chính trị- bởi vì miền Trung khó lòng có 2 Uỷ viên Bộ chính trị, anh tung đủ chiêu nào là Nguyễn Bá Thanh độc đoán chuyên quyền, nào là Vũ Ngọc Hoàng yếu đuối, bệnh tật…và đúng như tính toán, Nguyễn Xuân Phúc đã vào Bộ chính trị. Người Quảng Nam Đà Nẵng nói rằng “nước chảy ngược” là như thế.
Mặt khác Nguyễn Xuân Phúc ngầm kết nối với Nguyễn Văn Chi (dân Đà Nẵng) Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra để cung cấp thông tin về vụ Vinashin. Khi đó Chi hứa sẽ đưa Phúc vào Bộ chính trị. Đương nhiên Phúc lọt vào mắt xanh Trương Tấn Sang vì Trương Tấn Sang đang dùng Vinashin để đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Xuân Phúc là như vậy, thượng đội hạ đạp, phản thầy bất kỳ lúc nào, miễn là gió đổi chiều là theo chiều gió để được cho mình.
Nguyễn Xuân Phúc cặp kè với 1 nữ giám đốc Công ty tư vấn xinh đẹp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, 2 người hết khách sạn này đến khách sạn khác kể cả ở Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh, Phúc luôn mạnh tay can thiệp cho mỹ nữ trúng dự án. Nguyễn Xuân Phúc còn có đệ tử là Hồ Minh Hoàng giám đốc Công ty Hải Thạch ở xứ Tuy Hoà Phú Yên. Hồ M. Hoàng là anh của Hồ Minh Hậu, anh em Hoàng Hậu đoạt của mấy ngân hàng trên 400 tỉ rồi cho Hậu chuồng đi trốn ở nước ngoài nhận lệnh truy nã đặc biệt, Hoàng ở lại phủi tay, Công ty Hoàng như cái lỗ mũi, tiền không có trả lương nhân viên nhưng được Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu trao cho dự án hầm đèo Cả cả tỉ USD, và cho y làm Tổng giám đốc, Công ty cổ phần nhưng được Phúc can thiệp nên ôtô được đăng ký xe bản xanh 80B để vào Nam ra Bắc. Về việc ăn bẩn của Nguyễn Xuân Phúc thì hết đường nói. Công ty nào cũng hứa, được thì đớp, mà không được thì lặn, đó là sách của Nguyễn Xuân Phúc.
Năng lực Nguyễn Xuân Phúc đúng là anh quan tỉnh lẻ, ra trước quốc hội trả lời chất vấn à à, ê ê loanh quanh không có ý nào có cở Phó Thủ tướng vậy mà cũng được Trương Tấn Sang khen là lưu loát, được cả Chủ tịch Quốc hội khen là đầy đủ (?). Phúc đã từng phản Thủ tướng và sẽ sẵn sàng làm phản như thế.
Một con người đầy cơ hội và gian manh,phản chủ như vậy có nên dùng không?
Trần Lê
Có thật ở Việt Nam đang có một phong trào dân chủ không?

Dám khẳng định một câu chắc chắn 100% là không! Mà đây chỉ là một “phong trào tư lợi và háo danh” của các nhóm lợi ích theo ý đồ của Tư Sang, bởi ý chính sau:

Tư Sang cùng lúc bắt tay với 01 nhóm miền Bắc, 02 nhóm miền Nam để phục vụ mưu đồ của mình:

- Miền Bắc là nhóm “Sĩ phu Bắc hà” háo danh xung quanh Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai IDS, … Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn Bauxite,… Basàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh…

Một số thành viên tập đoàn lừa đảo trơ trẽn rẻ tiền mang tên “nhóm 72”
- Miền Nam bắt đầu là nhóm Nguyễn Hữu Hiền, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức thậm chí với cả Nguyễn Sĩ Bình (Đảng DCVN) nhưng âm mưu bị vỡ lở từ trong trứng trước đại hội XI, sau đó Tư Sang tiếp tục đưa Lê Thăng Long ra phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam.!

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng: Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm và Đặng Hoàng Phượng.
Nhân dân, những người yêu Nhân Quyền, tranh đấu cho Nhân Quyền chân chính, tranh đấu cho Dân Chủ đích thực, cả các tổ chức Nhân Quyền như Human Right Watch, RSF…  đã bị 2 nhóm này lừa một cách ngoạn mục bởi đầu mối bịp bợm chính là Tư Sang!

Các nhóm miền Nam

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng

Chuyện quan hệ giữa chị em nhà họ Đặng và Trương Tấn Sang thì nhân dân đã qua rõ qua hàng loạt các thông tin xác thực, chúng tôi vắn tắt một số thông tin: Năm 1998, Tâm-Yến là chủ mưu chính trong vụ án chiếm đoạt bí mật nhà nước xảy ra tại ngân hàng An Bình với các bằng chứng xác thực nhưng sau khi leo lên Trưởng ban kinh tế TW, Tư Sang đã can thiệp thô bạo để chị em nhà này được miễn truy tố hình sự, thậm chí Yến còn được Tư Sang chỉ đạo tay chân cấp “hộ chiếu công vụ” để Yến tự do xuất cảnh sang Mỹ làm việc với quan thầy. Trong thời gian Yến tỵ nạn, Tâm ở nhà đã tung hết tiền bạc để o bế, chạy các cửa để Tư Sang trèo lên chức Thường trực Ban Bí thư (2006). Khi đi Yến xác xơ, không một xu dính túi, 5 năm sau (2007), Yến được Mỹ gửi gấm lại cho Tư Sang với hàng trăm triệu USD trong tay. Tư Sang vừa bồ bịch với Yến vừa có tiền vừa có tình, trong mối quan hệ bất chính này, Tư Sang đã tạo mọi điều kiện để Tâm-Yến xây dựng đế chế Tân Tạo bằng các dự án bất động sản khổng lồ tại quê nhà Long An. 
Đặng Thị Hoàng Yến - Trương Tấn Sang
Không những thế, để tạo vây cánh vững chắc cho mình, Tư Sang đã nâng đỡ để Tâm-Yến leo vào Quốc hội, chính thức bắt đầu cuộc cờ chính trị cho phe nhóm Phiêu-Sang-Yến-Tâm. Âm mưu này quá lộ liễu, kết quả là Yến bị mấy ông già Cựu chiến binh, Người cao tuổi “đá bay” khỏi Quốc hội (2011). Nhận thấy đây là thời điểm cần đánh trận cuối cùng, Tư Sang đã quyết định chỉ đạo cho Yến làm “quân cảm tử”: Quay về Mỹ lập Quan làm báo (5/2012) với sự tư vấn của thầy dùi Trần Đình Triển bằng chiến thuật “nội công ngoại kích” để hạ gục bằng được đối thủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 bằng mọi giá, nhưng âm mưu này cũng bị bại lộ, Yến đang phải trốn chui nhủi ở Mỹ không dám về nước, Tâm thì trở nên “lành như cục đất”, nửa điên nửa tỉnh không dám hó hé gì ở Quốc hội. Hiện nay, Quan làm báo và Tư Sang đang rất lúng túng trước Hội nghị TW7?!
Đặng Thành Tâm trở nên nửa điên nửa tỉnh, không dám hó hé gì ở QH
Nhóm Nguyễn Hữu Hiền – Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Công Định

Tư Sang đã thông qua anh em bạn rể là Nguyễn Hữu Hiền (Nguyên Trung tâm Công nghệ phần mềm TP HCM - SSP tại 123 Trương Định, TP HCM), Hiền còn được Trương Tấn Sang viết thư tay giới thiệu làm Cục trưởng tại Bộ Bưu chính Viễn thông, thư này vẫn còn được lưu trữ tại Bộ TTTT. 
Nguyễn Hữu Hiền - anh em bạn rể của Trương Tấn Sang
Một điều ít người biết Nguyễn Hữu Hiền là một bậc thầy về tâm linh, bùa chú, các việc làm lớn, ngày giờ xuất hành, đặt phong thuỷ nhà ở, nơi làm việc của Tư Sang đều do Hiền lo.  Khi Tư Sang đặt vấn đề, Nguyễn Hữu Hiền đã nghĩ ngay đến Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần internet Một Kết Nối, thành viên của SSP), sau khi mồi chài cho Thức các thông tin về tâm linh, thậm chí cho Thức thấy rồng bay ngũ sắc, bài thơ “Chấn lạc hồng” cũng do Hiền thiết kế theo phong cách tâm linh để Thức chắc mẫm mình là minh tinh, thủ tướng tương lai chứ không phải ai khác.
Bài thơ phong thủy Hiền sử dụng làm mồi nhử Trần Huỳnh Duy Thức
Rơi vào bẫy của Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt tay với Lê Công Định, Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Tiến Trung để lập blog “Change we need”, tung các tư liệu được Tư Sang chỉ đạo cho Hiền chế biến để bôi đen Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triệt hạ Thủ tướng trong Đại hội 11. Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Tiến Trung thì mơ mơ màng màng vội vàng thành lập “Đảng lao động”, “Đảng xã hội” với thành phần nội các để chuẩn bị cho hậu Đại hội 11 dự kiến tổ chức vào 2010 khi Tư Sang trở thành “Boris Yeltsin của Việt Nam” theo lời hứa hẹn của Nguyễn Hữu Hiền. 
Trần Huỳnh Duy Thức
 Tuy nhiên, một điều Tư Sang không ngờ Trần Huỳnh Duy Thức lại bắt tay với Nguyễn Sĩ Bình, chính là 1 tình báo an ninh của Tổng cục 5, Bộ Công an. Mọi động tĩnh của nhóm này đều được Bình thông tri cho phía Công an, cuộc cờ đổ bể nhanh chóng, lần lượt Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long… bị bắt, nhanh chóng nhận tội và xin khoan hồng. Biên bản nhận tội của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung có đề cập trực tiếp đến sự chỉ đạo của Nguyễn Hữu Hiền và Trương Tấn Sang. Việc này Tư Sang theo sát các chân rết của mình trong Bộ Công an (Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Hải Triều, Nguyễn Thanh Bình PGD CA TP HCM) nên chỉ đạo Hiền nhanh chóng phi tang các chứng cứ liên quan, đổ tất cả tội lỗi lên đầu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định, Tư Sang cũng tạo áp lực trong vụ này nên Hiền được miễn truy tố hình sự mà chỉ bị cho về vườn. Tuy nhiên, trong cuộc họp Bộ Chính trị về vụ án này, Tư Sang cũng phải “nhận khuyết điểm là đã thiếu cảnh giác, bị thế lực thù địch lợi dụng”!?.
Con bài Lê Thăng Long và Con đường Việt Nam của Tư Sang trở nên vô dụng!
Tháng 6/2012, Tư Sang đã can thiệp để Lê Thăng Long ra tù sớm và chỉ đạo Long thành lập “Phong trào con đường Việt Nam” để phục vụ Hội nghị trung ương 6  nhằm phế truất Nguyễn Tấn Dũng, nhưng một lần nữa, âm mưu này lại bất thành. Tháng 2/2013, Lê Công Định tiếp tục được Tư Sang tạo áp lực để ra tù sớm với âm mưu phục vụ Hội nghị TW7 sắp đến nhưng Định chưa dám có hoạt động gì vì đang bị quản chế chặt chẽ. 

 Nhóm “Sĩ phu Bắc hà”

Tháng 7/ 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định 97 nhằm hạn chế các tổ chức khoa học công nghệ tự do, lúc đó viện IDS vẫn còn khả năng hoạt động, nhưng vì sao họ lại tuyên bố giải tán IDS và rút lui vào hoạt động bí mật??? 
Nguyễn Quang A
Tháng 9/2009, Nguyễn Quang A và Chu Hảo tuyên bố giải tán viện IDS đề về đầu quân, làm quân sư trí thức cửa sau cho Tư Sang (tài liệu của các đảng viên lão thành cách mạng đã biết rõ việc hợp tác này của viện IDS), Trương Tấn Sang luôn tiếp họ tại nhà và chiêu dụ họ để tập họp những “trí thức gai góc”, loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhằm tranh chiếc ghế Tổng Bí Thư cho Trương Tấn Sang. Một thành viên IDS khoe rằng: “anh Tư Sang nói mọi việc không có gì quan trọng, các anh (IDS) cứ hoạt động”. Trương Tấn Sang còn đến tận nhà thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều vị lão thành chỉ vì muốn vuốt ve lấy thêm “uy tín” và sự ủng hộ cho kế hoạch của mình, tuy nhiên âm mưu làm Tổng bí thư tại Đại hội 11 bất thành, khi đó chưa thành lập nhóm 72.! 

Chu Hảo
Bước qua hội nghị trung ương 6, nhóm này tăng cường lực lượng công khai thành lập cái gọi là nhóm 72 nhân sĩ – trí thức (chủ mưu là Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện,…), nhưng lại cố giữ bí mật trước công luận là không đứng về phe Trương Tấn Sang để triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng, lợi dụng sự “khù khờ” của nhân dân để ra sức bịp bợm, khoác lác trên RFI, RFA, BBC là “trí thức phát động phong trào dân chủ”, là nhóm cộng sản trung thực đấu tranh trước cộng sản xấu, đấu tranh vì Dân Chủ và Tự Do.
Nguyễn Hữu Vinh
Trong suốt từ năm 2009 đến nay, IDS cũ và nhóm 72 hiện nay đã liên tục móc nối với các báo đài như RFA, RFI, BBC để tạo dư luận triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng. Có thể thấy Trương Tấn Sang đã rất thành công trong việc âm thầm sử dụng RFI, RFA, BBC và các báo hải ngoại như là một hệ thống loa tuyên vận cho Trương Tấn Sang hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, thông qua các thông tin tài chính kinh tế và “tranh đấu Dân Chủ”.

Thông qua hoạt động hổ trợ cho tư Sang tấn công phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, vô tình Nguyễn Hữu Vinh chủ nhân Anhbasam được tổ chức HRW động lòng trắc ẩn trao cho cái giải thưởng Hellman-Hammett Grants, rồi sau đó nhóm này đã vận động sân sau để Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức ký giả không biên giới RSF trao thêm giải thưởng Netizen nhằm tạo thêm “thanh thế” cho nhóm 72.

Trương Tấn Sang có bề dày lịch sử hợp tác với Hán tặc Trung Quốc, thế mà nhóm 72 này lại vạch ra kế hoạch “Yêu Nước biểu tình chống Trung Quốc”, tạo điều kiện để phe Nguyễn Tấn Dũng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến, gây thêm sự bất bình trong nhân dân để dễ bề triệt hạ. Tư Sang đã giải thích điều này khi gặp Tập Cận Bình ngày 21/12/2011, Tập Cận Bình cũng hứa hẹn tạo áp lực để Đảng cộng sản đưa Tư Sang lên nắm chức Tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 6 nhưng rồi thất hứa vì bận rộn với việc ổn định vững chắc ghế Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của mình.

Có thể thấy Tư Sang đang tận dụng mọi “nguồn lực” cho “trận chiến cuối cùng” này, được ăn cả, ngã về không. Hội nghị trung ương 7 sắp tới là cơ hội cuối cùng mà Tư Sang có thể hạ bệ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng.

Nguồn: Lam Việt