Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Chưa có một phó thủ tướng nào trẻ mà được báo giới liên tục nhắc tới như Vũ Đức Đam. Tin trên báo chí tràn ngập về Đam. Đam rê bóng qua các danh thủ, hình tượng Đam mạnh mẽ như kiểu Pu tin của Nga, Đam làm MC với giới trẻ, Đam bàn về đổi mới giáo dục, Đam chỉ đạo công an tăng cường khoa học công nghệ...và hơn hết là Đam nhắc tới vấn đề chủ quyền biển đảo.



Hình ảnh của Đam khiến các phó thủ tướng khác trở nên mờ nhạt, bởi một Vũ Đức Đam năng động, xông xáo, mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Một tầm vóc thể chất và trí tuệ đủ để vượt trội hơn các ứng cử viên khác vốn dĩ mờ nhạt và âm thầm.

Người đàn anh đi trước của Đam là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phúc hơn Đam ở chỗ là UVBCT, nhưng Phúc đang phải đối đầu giải quyết với nhiều việc gay cấn, nặng nề, lắm điều tiếng hơn Đam. Như việc 230 kg ma túy, việc xả lũ thủy điện, việc buôn lậu.

Hồ Thu Hồng, tức blog Beo phát ngôn nhận xét Vũ Đức Đam là nhân vật yêu mến nhất của năm 2013. Xưa nay Beo vẫn bênh vực phe chính phủ và nhận xét nặng nề về phe Đảng, trong nhận xét này của mình, Beo cũng chê TBT Nguyễn Phú Trọng rất thảm hại '' nhân vật tồi tệ ''. Lời nhận xét của Beo về lãnh đạo Đảng thậm chí còn gây gắt hơn cả Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...thế nhưng Beo vẫn bình chân như vại cầm thẻ xanh đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như chơi hội.

Bỗng nhiên Đam được đôn lên nổi bật, Đam được chọn làm những việc lành như thế, bảo sao không được yêu mến như Hồ Thu Hồng phán.

Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội và hội nghị trung ương trước đó. Uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chao đảo. Nhưng nhờ bản lãnh của một anh ba Nam Bộ từng sống và làm việc trong rừng rú, bưng biền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trụ được qua đợt sóng gió liên tiếp. Một phần nữa các nguồn kinh tế chủ đạo đang do Thủ tướng trực tiếp kiểm soát như ngân hàng, dầu khí. Chính vì hai nguồn kinh tế chủ đạo này mà Bộ Công An dưới sự chỉ đạo quyết liệt của BCT là TBT Nguyễn Phú Trọng và trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh đã kiên quyết tấn công vào pháo đài ngân hàng. Tiếc rằng loạt đạn đầu tiên kẻ hứng là bọn Kiên tóc bạc , Xuân Giá ...đến đó là thôi.

Bỗng nhiên Bộ Công An trình thẳng lên BCT và Quốc hội thông qua cho BCA được trang bị phi cơ, tàu chiến..với lý do là chống khủng bố, chống tổ chức có vũ trang. Khủng bố ở Việt Nam chắc vài chục năm nữa không qua mặt nổi mấy thằng giang hồ đầu xanh, đầu đỏ, đầu trọc xăm trổ đầy mình đang muốn lấy số má ở các đầu đường thành phố Sài Gòn, Hà Nội.

Còn tổ chức tội phạm có vũ trang nào mà lớn đến mức độ BCA cần phải trang bị vậy.? Chả có tổ chức dân sự nào ở Việt Nam có vũ trang, ngoại trừ Petrovietnam mới đây tập trập trong Nam là một tổ chức dân sự kinh doanh duy nhất từ xưa đến nay tập trận có vũ trang. Nhưng giờ thì chưa ai nói Petrovietnam là tổ chức tội phạm cả.? Hãy cứ biết lúc này là vậy.

Cần phải nói thêm quyền điều động tàu thủy, phi cơ của cảnh sát và quyền được nổ súng thuộc về bộ trưởng CA Trần Đại Quang, sau khi đã loại được sự chèo níu muốn có quyền của bên quốc phòng. Quốc hội đã khẳng định quyền nổ súng thuộc về thẩm quyền của Bộ trưởng CA.

Trước đây vài tháng, người ta băn khoăn về chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thế nào.? Có khả năng ở lại nhiệm kỳ nữa hay không. Liệu ông Dũng có thể về trong một tình trạng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đang hừng hực khí thế chống tham nhũng, khi trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh lớn tiếng hô hào '' bắt hết, bắt hết, xử hết ''.

Giờ thì câu trả lời rõ ràng. Ông Dũng chuẩn bị rời chức và tìm người kế nhiệm cho mình. Một sự lựa chọn như Yeslsin đã làm với Putin. Người đang được lựa chọn là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đang được đánh bóng để chuẩn bị kế nhiệm chức Thủ tướng.

Nếu vậy chính trường Việt Nam tới đây sẽ thật đặc biệt. Nó có một thể chế giống Nga bây giờ do phe an ninh, kinh tế lãnh đạo .Vừa có một thể chế Đảng cộng sản lãnh đạo truyền thống như Trung Quốc.

Sau một hồi sóng gió, cuối cùng những chính khách Việt Nam đã tạm dàn xếp xong nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Một nhiệm kỳ mang sắc thái rõ nét về hai chế độ trong một nước, song hành, nhuần nhuyễn điều hành đất nước. Đây quả là sự sáng tạo mà khó có nhà bình luận  chính trị nào trên thế giới đoán trước được (riêng Buôn Gió đéo học hành gì, chả uy tín mẹ gì , nên chém gió thoải mái, đúng thì đúng không đúng thì thôi ). Tuy nhiên  lựa chọn đó lại là hợp lý cho bối cảnh Việt Nam hiện nay và cũng là của cả người dân Việt Nam niềm tin cũng nửa thế này, nửa thế nọ.

Khi mọi sự đã được an bài, các vị lãnh đạo khác giờ có thể yên tâm cất nhắc con cái mình vào những vị trí có đà để nắm những vị trí chủ chốt hơn sau này.

Sự đổ vỡ kinh tế, ngân hàng, bất động sản là tiềm ẩn lớn nhất có thể khiến toan tính trên bị trở ngại. Để đảm bảo việc dàn xếp như dự tính, việc trước hết là kiểm soát ngăn chặn được sự đổ vỡ bất động sản dẫn đến ngân hàng. Có thể suy đoán nhiệm vụ cuối cùng của nhiệm kỳ Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là giải quyết được vấn đề bất động sản, nợ xấu, ngân hàng...

Một loạt chính sách đã được ban bố. Bán nhà cho Việt Kiều mà visa chỉ 3 tháng, bán nhà cho người nước ngoài, tăng giá điện, xăng, ga...và tới đây là kiểm soát độc quyền kinh doanh vàng. Những giải pháp này được hy vọng là sẽ mang lợi một nguốn vốn để giải quyết các khó khăn cấp bách đe dọa sự toan tính đã được sắp đặt về một nhiệm kỳ mới.

Nước Việt Nam lại trở nên thái hòa, ổn định chính trị bậc nhất thế giới. Bởi những người lãnh đạo tài ba, mềm dẻo luôn có những nước đi tinh tế không giống ai. Một đất nước sẽ có hai thể chế cùng tồn tại.

Sẽ có người đặt câu hỏi, nhân dân sẽ đứng lên, lực lượng dân chủ sẽ trỗi dậy thì sao ?

Xin thưa. Đó là một câu hỏi rất hay và có từ rất lâu. Phải những người tài và có tâm như các nhà dân chủ đang xuất hiện sẽ trả lời chính xác hơn người viết bài này.

Một thằng ma ca bông, rách việc, chém gió, cơ hội, lợi dụng , thiếu đạo đức... không đủ tư cách nhận xét về những nhà đấu tranh dân chủ và tương lai của họ. Xin nhường câu trả lời cho các vị khác uyên thâm hơn.

Nguồn: Blog Người Buôn gió

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Người dân thường chỉ biết mặt vợ của Tư Sang do bà này hay tháp tùng ngài Chủ tịch nước đi công cán. Vì nhiều lý do “tế nhị”, thông tin về con cái của Tư Sang bị bưng bít rất kỹ! Đầu tiên phải kể đến cậu con trai út quý tử Trương Tấn Sơn – người “chuyên trách” nối dõi tông đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thời học sinh, sinh viên của Sơn là những cuộc du hí...
Trương Tấn Sơn sinh ngày 22/12/1984, khi đó Tư Sang đang là Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Là “con trai duy nhất trên giấy tờ” của Tư Sang nên Trương Tấn Sơn lập tức được xếp vào hàng quý tử “VIP từ trong trứng” và lập tức phát huy các đặc điểm “ngu dốt nhà nòi”.

Một trong những đặc điểm nổi trội nhất của Trương Tấn Sơn là cực kỳ lười biếng, rất ham chơi và học hành rất ngu dốt, chính vì vậy từ khi học cấp II tại trường Nguyễn Thi Minh Khai, bạn bè đã đặt cho Sơn biệt hiệu “Sơn Nhớt”. Trong suốt quá trình học hành từ nhỏ đến lớp 12, Sơn Nhớt luôn đội sổ và rất nhiều lần Tư Sang đã phải can thiệp, gửi gắm để cứu quý tử khỏi bị lưu ban.
và tìm "rau sạch" tại Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt...
Năm 2002, Tư Sang lúc đó đã là Uỷ viên Bộ Chính trị đã gây áp lực để cậu quý tử “dốt hơn bò” của mình có được 1 vé vớt vào Khoa Xây Dựng trường Đại học Bách khoa. Sơn Nhớt được Tư Sang định vị theo học ngành địa chính để dọn đường về sau tham gia quản lý đất đai, quy hoạch đất nước. Vào Khoa Xây Dựng, Sơn Nhớt ngay lập tức trở thành một “huyền thoại” vì thành tích chơi nhiều hơn học, học thì be bét và tuyên bố xanh rờn: “Học làm mẹ gì cho nó mệt, ghế của tao đã có ông già lo!”. Nói là làm, Sơn Nhớt dành phần lớn thời gian “nghiên cứu” Xác xuất Thống kê, Phương pháp tính, Vật lý Cơ học và Tiếng Việt Thực hành tại các CLB Bi-da trên đường Đồng Nai; chiêm nghiệm các môn Triết học, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng,… tại các quán bar trên Quận 1; ngày đêm rèn luyện kỹ năng tin học bằng cách cày game Võ Lâm Truyền Kỳ (nổi danh với nickname keckec83) và làm VIP trên các trang websex; thực hành các môn Thuỷ lực, Sức bền Vật liệu, Trắc Địa, Địa Hình,… tại các khách sạn, resort với các hotgirl xinh tươi đang lao vào như các con thiêu thân.

Kết quả học tập của Sơn Nhớt vẫn còn là một kỷ lục của Khoa Xây Dựng trườngĐại học Bách khoa cho đến ngày hôm nay! Do nghiên cứu quá “cẩn thận” nên sinh viên “thường dân” học chỉ mất 3 đến 4 năm rưỡi, còn “sinh viên VIP” Sơn Nhớt “khổ luyện” đến hơn 6 năm mới ra trường (2002-2008). Gọi là “khổ luyện” vì trong thời gian 16 học kỳ mài quần trên ghế của Bách Khoa, Sơn Nhớt lập thành tích11/16 học kỳ có điểm trung bình yếu kém (dưới 5), 4/16 học kỳ có điểm trung bình “chết hụt” (từ 5-5.5) và chỉ cần một học kỳ cuối “kỳ diệu” Sơn Nhớt “bỗng dưng xuất sắc” đạt điểm cao ở luận văn tốt nghiệp vừa đủ để “kéo” toàn bộ quá trình học hành bệ rạc lên khỏi mặt đất và tốt nghiệp loại “TB khá” ngoạn mục.

Lịch sử còn ghi nhận Sơn Nhớt ở một khía cạnh khác, mê chơi đến độ quên và bỏ thi đến 7 lần (trong bảng điểm ghi là VT). Đặc biệt được thừa hưởng dòng máu “gian lận thi cử” của Tư Sang, Sơn Nhớt đã nhiều lần bị phát hiện quay cóp nhưng đều được cho qua, nhưng bạn bè cùng lớp vẫn còn nhớ trong lần thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2006, Sơn Nhớt bị bắt quay cóp tại trận và lập biên bản đuổi ra khỏi phòng thi. Trước khi bước ra khỏi phòng thi, Sơn Nhớt chỉ mặt anh giảng viên trẻ coi thi của Khoa Xây Dựng và tuyên bố: “Mày chuẩn bị nghỉ đi nhé! Không biết tao là ai hả”. Không biết cậu quỷ tử mét phụ huynh thế nào mà sau vài cú điện thoại của ngài Tư Sang – Thường trực Ban bí thư, anh giảng viên trẻ đã phải lập tức thuyên chuyển công tác ra khỏi Khoa Xây Dựng, đến giờ không biết đang ở phương trời nào!!!



Kết quả học tập của Sơn nhớt  được cán bộ trường trích lục cho chúng tôi, anh còn nói khẽ "bác Tư chỉ đạo điều chỉnh nhiều lần rồi đấy, chứ không thì thằng này còn khuya mới tốt nghiệp được"

Được thừa hưởng tầm nhìn và năng lực chính trị của Tư Sang, Sơn Nhớt đặc biệt tiếp thu kém, học dốt và thi rớt lên rớt xuống các môn “nhà nòi” như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa Mác-LêNin. Các môn chuyên ngành địa chính quan trọng thì Sơn Nhớt lẹt đẹt 1-2 điểm, mặc dù nhờ Tư Sang can thiệp để “ngoi ngóp” tốt nghiệp nhưng Sơn Nhớt hầu như không biết gì, dốt đặc và còn mê chơi, mê gái hơn trước nên Tư Sang đã phải vội nhét cậu quý tử vào Ban Quản lý Dự án của Tổng công ty SaigonTourist.

(Còn tiếp)

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Một điều mà ai cũng thấy là từ ngày lên ngai Tổng Bí thư tại Đại hội XI đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng chưa để lại bất kỳ một dấu ấn nào dù là mờ nhạt thể hiện vai trò của người đứng đầu giai cấp lãnh đạo, ngược lại, mọi hành động, lời nói của ông đều thể hiện sự giáo điều, bảo thủ, không có thực tiễn đã trở thành trò cười, sự chế nhạo của quần chúng nhân dân. Mỹ danh “Trọng Lú” mà người dân đã “tặng” cho ông đã thể hiện tất cả. Thử điểm lại các hoạt động của ông trong thời gian qua:

Tháng 4/2012, ông Trọng đi Cuba “rao giảng” về chủ nghĩa xã hội tại Trường Đảng cao cấp Nico Lopez mang đậm tính giáo điều cố hữu. Suốt gần 1 giờ đồng hồ “quảng cáo” về CNXH, người nghe lỗ tai lùng bùng với một mớ thông tin hỗn độn, làm trò cười cho trí thức và nhân dân. Sau một hồi thao thao bất tuyệt về các “thành tựu vĩ đại” của CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông lại quay ngoắt lại phủ nhận hoàn toàn các “thành tựu” đó và đổ hết lỗi do sự điều hành của chính phủ. Theo ông Trọng, hiện nay Việt Nam vẫn đang “định hướng”, “vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm”,… một người đứng đầu Đảng cầm quyền mà phát biểu vô trách nhiệm như thế, thử hỏi, dưới sự lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là ông Trọng thì Việt Nam còn phải “định hướng”, “mò mẫm” bao lâu nữa? Nghe xong bài phát biểu của ông, không lạ khi Brazil quyết định không cấp visa cho ông, dành thời gian cho ông về nước tiếp tục chỉ đạo câu chuyện “định hướng” và “mò mẫm”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự lú lẫn, tham vọng quyền lực của ông Trọng có thể thấy rõ từ tháng 5/2012 khi ông quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị thay vì do Thủ tướng đảm nhận. Tại HNTW 6 (10/2012), ông và các đồng minh đã lôi con bài Vinashin ra làm áp lực để hạ bệ Thủ tướng, thậm chí ông trắng trợn vi phạm nghị quyết trung ương khi đòi xem xét lại kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, và tại HNTW 6 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản khi Tổng Bí thư vấp phải sự phản đối của tập thể ban chấp hành TW khiến âm mưu của ông thất bại.

Chưa dừng lại tại đó, cuối năm 2012 đầu năm 2013, ông Trọng quyết định đơn phương tái lập “Ban nội chính TW” và “Ban Kinh tế TW” với lý do mà ông giải thích rằng: “Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy” và lôi các ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ vào ván bài chính trị mà ông bày ra nhằm phế truất Thủ tướng vào HNTW 7 sắp diễn ra vào tháng 5/2013. Ông tự phụ cho mình thông minh hơn các thế hệ lãnh đạo trước đó khi 02 ban này đã được Bộ Chính trị khóa trước cho giải thể, sát nhập từ tháng 5/2007.

Sau khi tái lập được 02 ban được xem là “cánh tay đắc lực” nhằm tăng quyền lực cho chức danh Tổng bí thư, ngày 22/1/2013, ông Trọng yên tâm xuất ngoại, đầu tiên sang Anh sau đó âm thầm qua Ý ký “hợp tác chiến lược” với tòa thánh Vatican, để rồi trong chuyến thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội) hôm mùng 5 tết quý tỵ (14/2/2013), ông vênh váo “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”(!?!), một lời phát biểu đủ thể hiện cái “tầm” của ngài Tổng bí thư đương kim, lời tự nhận định của ông tiếp tục trở thành trò cười tiếp theo cho thiên hạ bàn tán. Tức tối vì không làm gì được số đông, cụ tổng đành trút giận lên đầu phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, khiến anh trở thành “nhà báo tự do” khi dám công khai “phê phán” một bài phát biểu khác với nội dung cũng “trên cả mức lú” của ông Trọng về vấn đề “suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức” trên blog cá nhân ngày 25/2.

Uy tín của ông Tổng Trọng đã suy giảm nghiêm trọng từ HNTW6 và hoàn toàn không còn gì từ HNTW7 khi có UVTW thẳng thắn nhận định ông Trọng đã có những thể hiện là một người thiếu kinh nghiệm và yếu kém về năng lực, có dấu hiệu lú lẫn, kể cả đối với những việc nội bộ của Đảng. Ông Trọng đã rất ấu trĩ khi tìm cách lừa BCH TW khi không đưa chương trình bầu BCT/BBT vào chương trình nghị sự chính thức của HNTW7 trong phát biểu khai mạc. Sau hai ngày, ông đột nhiên đưa ra chương trình bầu bổ sung nhân sự vào BCT/BBT để “tính chơi bài bất ngờ” để TW không kịp chuẩn bị chống lại ông, trong khi đó ngay từ đầu HNTW7 thì Ban tổ chức TW đã sơ sểnh tiết lộ rồi! Vì vậy TW rất không đồng tình với cách làm của ông và đã hành động để phản đối. Kết quả là, mặc dù trong quá trình bỏ phiếu ông đã kêu gào lạc giọng nhưng bỏ phiếu đến 05 lần mà vẫn không đạt kết quả mong muốn. Ông Trọng chủ quan với kết quả giới thiệu các nhân sự cho các vị trí quy hoạch chủ chốt và tin chắc sẽ thành công, nào ngờ khi bỏ phiếu thì kết quả lại khác hoàn toàn. Các ông Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị và một số nhân vật khác đã nghe công bố kết quả với vẻ mặt bất ngờ, thảng thốt và thẩn thờ, chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Ngọc Sơn là tỏ ra hoan hỉ. Còn ông Trọng đau lắm vì BCH TW đã cho ông Trọng và các đồng chí trong Thường trực TW4 ăn knock-out đến 05 lần. Thế mới biết rằng Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều, không có thực tiễn, chưa có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong chính trường chính trị.

Ngay sau HNTW7, trước tình hình uy tín cá nhân bị triệt tiêu, không những bị các UVTW xem thường mà ông Trọng còn bị quần chúng nhân dân khinh bỉ, ông tiếp tục lú lẫn đến mức tiếp tục tăng cường sự thiếu thực tiễn, giáo điều, bảo thủ khi trong chuyến công du Thái Lan vào tháng 6/2013, ông đề nghị nước bạn tặng bằng “Tiến sỹ danh dự” môn “Chính trị học” tại Đại học Thammasat, một đại học danh tiếng của Thái Lan. Bức xúc trước “sự kiện” này, Giáo sư Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam nhận định: “Người nhận bằng đó mà cũng vênh váo cho rằng mình thuộc loại học thức, học giả... thì sẽ rơi vào sự lố bịch thôi!”. Thử hỏi, một người “lùn trí tuệ” như ông thì Nhân dân sao có thể giao trọng trách gánh vác đất nước?

Cái “lú” của ông Trọng đã lên đến đỉnh điểm và tiến hóa thành căn bệnh “mất trí” trong thời gian gần đây, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, ông tuyên bố xanh rờn “về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu ‘kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo’” trong khi các buổi họp bàn về Sửa đổi Hiến pháp, điều mấu chốt mà nhiều đại biểu không nhất trí là dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước (KTNN) là chủ đạo, trong khi trong suốt thời gian qua khu vực kinh tế này không làm tốt vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Các đại biểu nhấn mạnh cả 4 thành phần kinh tế phải được đặt ở vị trí ngang bằng, bình đẳng. Để nói về vai trò chủ đạo của KTNN, trước hết phải làm rõ được khái niệm sở hữu toàn dân. Cũng trong buổi tiếp xúc, ông Trọng còn nhiều phát biểu, đánh giá trái ngược với nghị quyết trung ương tại Đại hội XI về điều hành kinh tế xã hội và tình hình nội bộ Đảng.

Thực tế nếu xét về uy tín trong Đảng hiện nay, thì chính ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người mất uy tín nhất và đang phải đương đầu với sự khinh miệt của quần chúng nhân dân, nhất là giới trí thức, còn nhớ, ngay sau khi ông đọc phát biểu khai mạc HNTW7, giới trí thức đã khẳng định, ông Trọng không còn lú mà phải nói là trên cả lú, thậm chí giáo sư Tương Lai trong một bài phỏng vấn đã thẳng thắn nhận định về ông Trọng: "Có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này".

Hà Nội 3/10/2013

Tác giả Nguyễn P. T. Sơn

Nguồn: Internet

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Đây. Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Dự án đô thị lớn nhất Hà Nội được triển khai khu đất vàng quanh Hồ Tây với diện tích trên 323 ha. Quyết định số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19/12/1997 xác định: “thu hồi 3.231.367m2 đất, trong đó 2.296.011m2 đất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 đất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và giao cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội (UDIC) THUÊ toàn bộ diện tích đất thu hồi trên để góp vốn liên doanh với công ty CIPUTRA (thời hạn thuê đất 50 năm)”. Dự án gắn liền với bao tai tiếng và bóng dáng của các quan to. Dự án siêu quốc gia nhưng không có quyết định thu hồi đất. Hơn chục năm sau. Siêu dự án hiện nguyên hình là các đống sắt gỉ. Hàng vạn nông dân tay trắng do mất đất. Hàng trăm héc-ta đất vàng bỏ hoang. Tai tiếng nhất là chính quyền thành phố HN đã đắc lực giúp doanh nghiệp chiếm đoạt hơn 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc đó nay đã là Tổng bí thư.

Năm 2005, Dự án Ciputra tiến hành thu hồi 92,7 ha giai đoạn 2 đã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân địa phương bởi những người nông dân yêu cầu chính quyền và chủ đầu tư xuất trình quyết định thu hồi đất. Đã gần 10 năm qua, đến ngày hôm nay, các cấp chính quyền thành phố vẫn chưa thể xuất trình được quyết định thu hồi đất cho khu đô thị này. Như vậy, việc thu hồi hàng trăm héc ta đất tại dự án trên được tiến hành một cách phi pháp ngay từ khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng đang ngồi ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội (nhân dân hiện kiên quyết không nhận tiền “đền bù”, đang đi kiện mà không cấp nào dám xử vụ này).

Trước đó, chính quyền Hà Nội ra Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14/12/2004 giúp chủ đầu tư khu đô thị Ciputra trốn gần 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Cụ thể, chính quyền thành phố dưới sự lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tự ý “đặc cách” cho đất của khu đô thị được ăn theo đường Nguyễn Hoàng Tôn chỉ với mức giá 1.540.000 đồng/m2. Điều bất ngờ là sau QĐ 4622 vẻn vẹn 16 ngày,  UBND TP Hà Nội công bố giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2005 xác định giá đất tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2, cao gấp 8 lần giá đất mà chính quyền thành phố vừa cho Ciputra hưởng để nộp thuế.

Tại hội nghị chống thất thu thuế toàn quốc vừa qua, Thủ tướng CP đã chỉ đạo phải xét lại vụ này và yêu cầu truy thu chủ đầu tư Ciputra 3400 tỉ. Nếu truy thu toàn bộ dự án thì con số sẽ vượt quá 4000 tỉ. Đây là vụ tham nhũng khổng lồ nhưng Ban Nội chính do đồng chí Nguyễn Bá Thanh đứng đầu vẫn loay hoay, chưa dám tìm đường vào cuộc. Sau khi Thủ tướng rung chuông, khu đô thị có dấu hiệu tháo chạy. Trước đây, quận Tây Hồ đã táo tợn dám cấp sổ đỏ cho một số biệt thự của vài quan to trên nền đất thuê 50 năm. Sau khi Thủ tướng hô hào điều tra tiêu cực tại dự án này, không biết có lệnh mồm từ quan nào mà UBND quận Tây Hồ phải cất kỳ công thu hồi hết số sổ đỏ đã cấp trái phép. Khu mua bán Ciputra Shopping Mall đã thi công xong phần móng hết gần 2000 tỉ cũng bị bỏ hoang để giữ an toàn cho sự nghiệp chính trị của các quan. Dự án hoang tạo thành một rừng chông lô nhô dọc đường Lạc Long Quân ngay sát Hồ Tây như biểu tượng tố cáo tập đoàn lãnh đạo hủ lậu của Hà Nội.

Vậy Nam Thăng Long – Ciputra là ông nào mà làm ăn bậy bạ vậy?

Chủ đầu tư: đồng chí Nguyễn Minh Quang – Thành ủy viên – Bí thư Đảng ủy Công ty liên doanh Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Xuất thân từ dân chở cát của Công ty san nền Hà Nội chuyên đi đổ đất, cát lấp ao hồ. Ngược với sự đi xuống của “siêu dự án”, đồng chí Quang liên tục đi lên và nay là Thành ủy viên, Đại biểu quốc hội đoàn Hà Nội.
Đồng chí Quang chễm chệ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đồng chí Quang tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Đinh La Thăng, Khôi “nghẹo’, Thiếu tướng Chung “con” (Giám đốc CA Hà Nội) khi khánh thành một hạng mục dự án.
Các cây “ní nuận” trong Hội đồng Lý luận Trung ương như Phùng Hữu Phú, Hồng Vinh (nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân) cùng thím Doan đang tấm tắc ngợi khen dự án Ciputra.

Rừng chông giữa Hà Nội (Ciputra Shopping Mall)
Ngoài quan chức cao cấp. Đây là đối tượng hưởng lợi trực tiếp dễ thấy nhất của dự án đô thị Nam Thăng Long Ciputra

Viết nhân sinh nhật 64 của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị (2/9/1949 – 2/9/2013).

Nguồn: Cầu Nhật Tân

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Trong tuần qua, ngoại giao Việt Nam sôi động với chuyến xuất ngoại của 2 trong bộ “tứ trụ triều đình” là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (đi Mỹ) và chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (đi Hàn Quốc & Myanmar).

Truyền thông các lề hầu như chỉ “ưu tiên” chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang. Cũng là lẽ thường tình. Chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng mang tính “ngành nghề” của “chủ tịch Nghị viện”. Còn ông Trương Tấn Sang là trên danh nghĩa “nguyên thủ quốc gia” Việt Nam.

Đây là lần thứ hai “nguyên thủ” Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Lần trước là ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ (6/2007) trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông G.J. Bush. Dĩ nhiên, truyền thông lề phải đưa tin là “chuyến thăm thành công rực rỡ” với “tuyên bố chung” về quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nhưng theo mình, trên cương vị chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã chọn nhầm thời điểm hoặc chọn sai hướng xuất hành.

Thông thường khi nguyên thủ của một nước này đến thăm nước kia phải có ít nhất 2 điều kiện: LỜI MỜI CHÍNH THỨC & SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO

Chụp ảnh lưu nieejmcura các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii
 CÓ HAY KHÔNG LỜI MỜI CHÍNH THỨC?

Lời mời thăm Hoa Kỳ” của Tổng thống Barack Obama đối với ông Trương Tấn Sang, như báo chí Việt Nam nêu, đã chính thức chưa? Chưa. Mình nghĩ thế.

Một lời mời chính thức cấp nguyên thủ sẽ là do chính nguyên thủ đưa ra trong một buổi gặp song phương trực tiếp; hoặc thông qua vị Ngoại trưởng của chính phủ đó.

Thời điểm mà “lời mời của tổng thống Mỹ”, nếu có, đưa ra có lẽ là tháng 11 năm 2011. Khi đó ông Trương Tấn Sang dự hội nghị APEC tại Hawaii. Hoa Kỳ là nước chủ nhà. Dĩ nhiên tổng thống chủ trì hội nghị thượng đỉnh. Nhưng trong cuộc gặp song phương với ông Trương Tấn Sang thì đại diện phía Mỹ là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton chứ không phải ông Barack Obama (ảnh chụp hai cặp vợ chồng nguyên thủ mà báo chí Việt Nam đăng, chỉ là bức chụp lưu niệm. APEC 2012 tại Vladistock của Nga thì ông B. Obama không tham dự).

Bà H. Clinton (có thể) “thay mặt” hoặc “được sự ủy nhiệm của tổng thống” đưa ra “lời mời chính thức” đến chủ tịch nước Việt Nam. Nhưng nên nhớ rằng Bà là Ngoại trưởng của… nhiệm kỳ trước trong ê-kíp của ông B. Obama (2008-2012).

Kể từ khi ông John Kerry, một “người bạn của Việt Nam” thay vị trí bà H. Clinton (2/2013), ông chưa có lần nào đến thăm Việt Nam để “thay mặt tổng thống” chuyển lời mời. Ngay cả thăm các nước “đồng minh chiến lược” (không phải “đối tác chiến lược”) Đông Á, như Nhật, Hàn Quốc phải hai tháng sau, ông mới đến. Còn các nước ASEAN gần đây, 01/7/2013, ông J. Kerry mới “transit” sang Brunei gặp các ngoại trưởng khối này trước khi bay đi Trung Đông.

Theo thông tin báo chí thì ông B. Obama có đưa ra lời mời chung cho các vị nguyên thủ APEC 2011, đến thăm Hoa Kỳ. Đó chỉ là lời mời xã giao. Lời mời đó lại cách đây 2 năm và là của nhiệm kỳ trước. Không thể vì lời mời của nhiệm kỳ trước cách đây 2 năm để “lên kế hoạch” ngoại giao. Nếu ông B. Obama không đưa ra lời mời (giao nhiệm vụ) mới, ông J. Kerry không có trách nhiệm phải thực thi “công việc chưa hoàn thành” của bà H.Clinton.

      … và “SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO”?

Để có lời mời “chính thức” thì ít nhất phải qua kênh ngoại giao. Ngoại trưởng là người chịu trách nhiệm về chuyển lời mời. Nhưng mời khi nào thì cả guồng máy của chính phủ Mỹ, trước hết là các cố vấn thân cận về chính sách đối ngoại đưa ra cho tổng thống. Rồi còn phải thăm dò đối thủ Đảng Cộng hòa nữa,…

Hơn nữa, để có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh chính thức trong vòng một giờ, cả hai bên phải chuẩn bị không chỉ lịch trình, thời gian mà cả nội dung “đã đạt được những thỏa thuận chung” là gì. Từ kinh tế, ngoại giao, quân sự liên quan đến chiến lược toàn cầu, phạm vi ảnh hưởng của nước được mời đến cả vấn đề đối nội và đối ngoại của nước đó. Các bên liên quan giữa các bộ ngành, tổ chức đã gặp gỡ hội đàm với nhau về những gì mà hai bên muốn đạt được chưa?

Phía Hoa Kỳ, về đối nội Đảng Dân Chủ chưa phải là đa số áp đảo tại lưỡng viện. Cộng Hòa để ủng hộ hoàn toàn chính sách đối ngoại của chính phủ. Điều này thể hiện qua sự phản đối của các nghị sỹ, dân biểu của đảng Cộng hòa khi tiếp đón ông Trương Tấn Sang.

Chính quyền ông B. Obama nhiệm kỳ thứ hai đang vấp phải nhiều vấn đề rắc rối từ đối nội (các dự luật bị ách lại tại lưỡng viện) đến đối ngoại (như vụ “người đưa tin” Snowden). Mối quan hệ với Việt Nam chưa phải là quan tâm hàng đầu. Trung Quốc, Nga, Nhật mới là vấn đề của Mỹ. Vấn đề Biển Đông, Mỹ chỉ cần “đồng minh chiến lược Philippines”, tăng cường hợp tác quân sự với Singapre,… là có thể đảm bảo thông thương hàng hải.

Chưa kể đến, trong con mắt chính giới Mỹ, Việt Nam đang là nước thiếu dân chủ và vi phạm nhân quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đây là một điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ ưu tiên “hợp tác toàn diện” hay “đồng minh chiến lược”.

Vấn đề này, lấy MYANMAR làm ví dụ là rõ nhất.

Vừa mới tái cử, ông B. Obama đã bay sang thăm Myanmar và đưa ra lời mời chính thức với ông Thein Sein. Năm tháng sau, ông Thein Sein đã được đón tiếp long trọng đúng nghi thức nguyên thủ tại Oashington.

Mối quan tâm của truyền thông Hoa Kỳ dành cho ông Thein Sein cũng rất phong phú. Ông có hơn 60 phút “trực tiếp” với  Christine Amanpour trên CNN. Ông cũng trả lời phỏng vấn nhiều báo lớn như Time, NYT,…

Đơn giản là Hoa Kỳ đánh giá cao sự thoát ly khỏi “giá trị dân chủ” và “chuẩn mực xã hội quân sự” theo chế độ Mao-ít của Myanmar. Sau chuyến đi, ông Thein Sein cũng “thực hiện lời hứa” của mình trước truyền thông quốc tế là thả hết tù chính trị, mà trước đó ông đã có chính sách cho tự do báo chí. 

Như vậy, rõ ràng chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là một chuyến đi, ít nhất không được sự mong đợi của Hoa Kỳ. Nói đúng ra là chưa đến thời điểm để Hoa Kỳ có “lời mời chính thức” cho Việt Nam. Hay nói thẳng là Việt Nam chọn sai thời điểm để… ép Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đã “miễn cưỡng” tiếp đón phái đoàn Việt Nam.

Kết quả chuyến thăm đã chứng minh điều đó. Không cần minh chứng bằng các nghi lễ đón tiếp của tổng thống không lịch lãm (nhắn tin, xem “tờ rơi”, phơi đồng hồ cho đối tác và phóng viên nhìn) hay báo chí Mỹ lơ là, mà truyền thông lề trái chứng minh và so sánh. Mình chỉ chú ý đến nội dung và thỏa thuận đạt được giữa hai bên.

Về tuyên bố chung 9 điều đạt được với Mỹ, đều là những kết quả làm việc với các vị bộ trưởng Nông nghiệp, Thương Mai và Ngoại Giao. Có nghĩa là chẳng cần cấp nguyên thủ quốc gia mà chỉ cần đồng cấp bộ trưởng là OK!

Về “đối tác toàn diện”: chỉ có đạt được chừng đó điểm mà gọi là “toàn diện” sao? Dù có thể chính ông B. Obama nói ra thì cũng chỉ là lời nói ngoại giao.
Việc gặp gỡ chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Patrick Leahy để vận động sự ủng hộ Việt Nam vào TPP cũng tốt, nhưng việc này có thể giao cho Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc để ông Nguyễn Sinh Hùng.
Nếu chuẩn bị tốt, ông Trương Tấn Sang đến Thượng viện Hoa Kỳ mà phát biểu trước Thương viện với đầy đủ các Nghị sỹ thì mới “thành công” hơn.

Ngay cả thuật ngữ văn bản ngoai giao, hai bên cũng khác nhau. Với Hoa Kỳ, không có sự chung chung mập mờ “đối tác toàn diện”. Chỉ có “đồng mình chiến lược” hoặc  “quan hệ bình thường” mà thôi. Đã là “đồng minh chiến lược” thì bao gồm cả hiệp định quân sự, hiệp định kinh tế. Việt Nam chưa đáp ứng hết các điều kiện về nhân quyền và tự do báo chí để Hoa Kỳ có thể nâng lên tầm “chiến lược” trong quan hệ. Đó là điều chắc chắn.

Về phía Việt Nam, vị trí của ông Trương Tấn Sang là “nguyên thủ” nhưng cơ chế của Việt Nam theo “Điều lệ Đảng” là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì thế ông Sang chỉ quyết định vấn đề được trong phạm vi… “Văn phòng chủ tịch nước”.

Còn vấn đề chọn ai là “đối tác chiến lược” thì do Bộ chính trị quyết. Mặc dù mục tiêu “phấn đấu về mặt ngoại giao, các nước thừơng trực trong Liên Hiệp quốc” sẽ là “đối tác chiến lược”nhưng đâu phải đơn giản, muốn là được?
Ông B. Obama và chính quyền Hoa Kỳ rất hiểu điều đó. Nghĩa là Bộ chính trị muốn hay ông Sang tuyên bố gì cũng không có… thực lực với chính sách của Hoa Kỳ!
Mặt khác, ngoài vấn đề đối nội như bắt bớ blogger; trấn áp biểu tình chống Trung Quốc, tự do ngôn luận,.. thì mục tiêu vào TPP đến cuối năm nay, 2013 e cũng khó nhận được sự đảm bảo từ Hoa Kỳ.

Điểm nhấn của chuyến đi có lẽ làm hài lòng các học giả CSIS và cả giới truyền thông là ông Sang đã tuyên bố thẳng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có giá trị pháp lý và vi phạm chủ quyền các nước trong khu vực. 

Nói tóm lại, có vẽ như Việt Nam vẫn áp dụng chiêu thức ngoại giao như thời chiến tranh. Không thể hô hào “làm bạn với tất cả” là có thể chia tay ra theo ý muốn của mình. Trong khi đối nội vãn chưa đủ tiềm lực kinh tế và cải cách chính trị để theo kịp thế giới  

THỜI ĐIỂM (Timming) của màn kịch quan hệ chính trị Việt Mỹ bây giờ không phải như thời kỳ đàm phán Paris 1968 -1972 nữa.

Chọn sai thời điểm là thế !

Trong bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao 24/7, khi ông J. Kerry nâng ly chúc mừng thì ông Trương Tấn Sang vỗ tay. Ông Kerry phải chỉ tay nhắc nhở ông TTS mới nhìn thấy ly rượu bên cạnh…

27/7/2013

Sao Hồng

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

09.7.2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đã công bố Kết quả khảo sát về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng. Báo cáo cho biết “Tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, trong đó cảnh sát vẫn là lĩnh vực có mức độ tham nhũng nhiều nhất”.

Kết quả của khảo sát vừa nêu hoàn toàn phù hợp với kết quả cuộc điều tra xã hội do Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20.11.2012, thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Không được chụp hình quay phim...
Lạm dụng quyền lực một cách có hệ thống

Vấn đề tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ; thế nhưng điểm đáng chú ý là ở Việt nam chuyện tham nhũng dường như đã trở thành một chuyện đương nhiên. Đó là vấn đề “đầu tiên” - tiền đâu? Nói về nguyên nhân khiến cho tham nhũng tràn lan, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết

“Tôi nghĩ rằng cái đó là cảm nhận của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Việc cảnh sát hạch sách người dân có những chuyện người ta làm đúng chứ không phải là sai, phạt các vi phạm này khác là chuyện cần thiết thôi. Nhưng mà gắn vào cái việc phạt nào đấy thường là chuyện vòi tiền chẳng hạn, hay là người dân nghĩ trả cho họ ít tiền cho đỡ rách việc để đi làm việc khác”

Nói đến tham nhũng của cảnh sát thì thường người ta nghĩ tới CSGT vòi vĩnh nhũng nhiễu để nhận tiền hối lộ từ người tham gia giao thông, hay cảnh sát điều tra tham nhũng bằng cách làm sai lệch hồ sơ trong vấn đề chạy án. Nhưng trên thực tế, những việc đó chỉ là những hành vi tham nhũng rất nhỏ trong ngành công an. Thực tế, tham nhũng trong ngành công an chủ yếu là việc lạm dụng quyền lực để trục lợi một cách có hệ thống.
Công an giao thông Việt Nam.
Thông qua danh nghĩa bảo vệ an ninh chính trị, bí mật quốc gia, trật tự an toàn xã hội nên hiện nay ở Việt nam đã có quá nhiều công an để theo dõi, quản lý trong hoạt động của đời sống xã hội ở mọi cấp, mọi ngành. Về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết

“Tôi nghĩ đây là cảm nhận của người dân, thì rõ ràng người dân phải tiếp xúc với rất nhiều cảnh sát. Có thể nói rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua nhà nước Việt nam đã bị cảnh sát hóa một cách vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói cảnh sát hiện diện ở khắp mọi nơi, tôi đi nhiều nơi trên thế giới chưa thấy ở nơi nào nhiều cảnh sát đến như vậy, như ở Việt nam này. Nhưng người dân có khi người ta không cảm nhận trực tiếp được sự tham nhũng khủng khiếp hơn như thế rất là nhiều. Thì những cảm nhận đó có thể không được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế”
Một vài cách hành xử của người bảo vệ dân
Do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hay các tranh chấp Hình sự, Dân sự đang được tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định sẵn sàng bị công an can thiệp. Bằng cách vô hiệu hóa nguyên đơn, hoặc bao che cho bị đơn với lý do cho rằng họ là đối tượng đang bị theo dõi về chính trị hoặc là đang liên quan đến bí mật quốc gia. Với mục đích cuối cùng là để tạo điều kiện cho công an có thể tham nhũng dưới mọi hình thức, bằng tiền bạc, vật chất… thậm chí cả việc nắm giữ các cổ phần trong các doanh nghiệp mà không phải bỏ vốn. Đáng tiếc là việc lạm dụng quyền lực của ngành công an lại thành hệ thống, có tổ chức và được bảo kê từ lãnh đạo cấp cao trong bộ máy của đảng.

Công an có quá nhiều quyền hành

Nhà báo chống tham nhũng Trần Quang Thành, người đã từng bị tạt acid trả thù do chống tham nhũng cho chúng tôi biết

“CSGT nhũng nhiễu tôi cho rằng chỉ là một vài % của ngành công an thôi. Ngành công an là một cái vòi bạch tuộc, nó khống chế mọi ngành ở Việt nam. Từ cấp cao đến cấp thấp đều dính tới việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực, dùng quyền lực để giành quyền lợi cho họ được. Họ bóp tất cả các ngành dưới bàn tay của họ, bất cứ việc gì họ đều có thể. Cho nên muốn bịt mồm ai họ bảo phải đình chỉ công tác, vì vụ này liên quan đến bí mật quốc gia, một thế lực nước ngoài đang lợi dụng ông ấy để lật đổ chế độ thì… ”
Công an giữ an ninh đường phố.
Được biết theo báo cáo của TI, số người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả đã tăng lên trong năm 2013 và họ không muốn tố cáo tham nhũng. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số tự nguyện tố cáo tham nhũng và không muốn tố cáo của năm 2010.

Bình luận về sự thờ ơ của người dân trong tố cáo tham nhũng và khi so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng là nước ít tố cáo tham nhũng nhất và ít có khả năng từ chối đưa hối lộ nhất. Nhà báo Trần Quang Thành, cho biết “Khó lắm, vì thế lực tham nhũng nó có quyền, có tiền, đụng chạm đến sẽ bị cô lập. Không có ai bảo vệ mình, (trong khi) nó có cả một thế lực lớn bảo vệ. Cho nên nói thật Việt nam thành một mafia có những bố già tiêu diệt ai cũng được. Bộ Công an thuộc vào các ngành có vị trí như vậy, nó lại vẽ cho tội này tội khác. Những cái tội gọi là tưởng tượng, như móc nối với bọn phản động nước ngoài thì bố ai đi điều tra được bây giờ?”

Một nghịch lý ở Việt nam, công khai và minh bạch là một trong những vũ khí có hiệu quả trong vấn đề phòng chống tham nhũng, song luôn bị coi là những vấn đề nhạy cảm. Thậm chí người ta sẽ truy tố, nếu ai muốn bạch hóa những vấn đề nhạy cảm đó, mà bản án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ vừa qua là một minh chứng. Hay chuyện thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công an đã có biểu hiện dung túng khi cho rằng "Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Bộ trưởng Trần Đại Quang được báo chí trong nước ca ngợi là 'quyết liệt chống tham nhũng'
Điều đó có lẽ chính là nguyên nhân vì sao đã từ lâu, dư luận xã hội cho rằng dường như tham nhũng đã trở thành quốc sách, khi mà tham nhũng và bao che cho tham nhũng đã trở thành hành vi có tổ chức trong hệ thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương. Điều này đã khiến nhiều người nghi ngờ khi cho rằng tham nhũng là chủ trương và là độc quyền của đảng CSVN.

Tham nhũng của công an luôn dẫn đầu, vì họ có quyền lực quá lớn nhưng không bị ai kiểm soát, thậm chí là còn được dung túng, điều đó đã biến họ trở thành một lực lượng kiêu binh trong bộ máy nhà nước. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả không tuân thủ hay vi phạm hiến pháp và pháp luật

Tham nhũng và độc tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà nước pháp quyền. Vì tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc tài, mà ở đó hình thức cai trị độc đoán do một đảng cầm quyền không bị luật pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội đó ràng buộc. Ở nhưng nơi đó, như ở Việt nam hiện nay thì tham nhũng không bao giờ có thể giảm bớt.

Anh Vũ, thông tín viên RFA

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
Vẫn nhăn nhở với nhau trước bức tranh xám xịt của Thủ đô
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết TW4 mới đây, đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị thay mặt Đảng bộ Hà Nội với gần 400.000 Đảng viên rất “lạc quan”: đợt sinh hoạt chính trị vừa qua (phê và tự phê) đã thực sự tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên tại Thủ đô. Lần này, Hà Nội đã khắc phục được tình trạng làm sai, khuyết điểm không ai chịu, mà nhờ tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình nghiêm túc trong Đảng nên đã chỉ ra được cụ thể sai phạm ở đâu, nguyên nhân và hướng khắc phục như thế nào.

Kế đó, Ban chấp hành đảng bộ HN rầm rộ triển khai tiếp Nghị quyết TW4 với 5 nhóm giải pháp. Giao thông được “ưu tiên” không đưa vào nhóm giải pháp vì công tác giao thông dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của các đồng chí Khôi “nghẹo” (Phó Chủ tịch TP phụ trách giao thông), Chung “con” (Giám đốc CA), Hùng “gấu”, Linh “còi” (Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT) được báo cáo là thực hiện quá tốt, đã tạo được phấn khởi và tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Giao ban báo chí lần nào cũng vậy, khi bị phóng viên truy thì các đồng chí trên lại đồng thanh ca khúc ca: chúng tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy – ý là các anh có dám chơi cái đồng chí đứng đầu không.

Đồng chí Nghị “nổ” cũng gớm. Đồng chí nhận xung phong đi đầu cả nước về lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo do HĐND thành phố bầu. Kết quả toàn bộ số cán bộ này đều được tín nhiệm gần 100%. Trên đà thắng lợi, đồng chí nổ tiếp là tới đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả Bí thư Thành ủy. Đến chỗ này thì trẻ con cũng biết tỏng số phiếu của Bí thư sẽ là bao nhiêu.

Ấy vậy mà khi chủ trì Hội nghị toàn quốc về ATGT hôm 29/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải bày tỏ bức xúc: “Tôi thấy, không có thành phố nào có tình trạng giao thông như Hà Nội, làm xấu hình ảnh Thủ đô… Tôi sẽ kết luận Sở GTVT và Công an Hà Nội “bảo kê” cho các doanh nghiệp (DN) vận tải …”.

Thực ra, không phải chờ tới lúc đồng chí Phúc bức xúc thì câu chuyện giao thông Hà Nội mới bung bét như thế. Ai mà chẳng biết Hà Nội, gần chục năm qua, được rót hàng trăm nghìn tỉ mỗi năm cho giao thông. Với tầm nhìn rất ngắn hạn, tủn ngủn, vụn vặt nên Hà Nội không tránh khỏi việc cầu vừa xây nghìn tỉ lại phá đi. Loay hoay tổ chức giao thông, hết bịt lại ngăn ngã tư rồi phân làn tùm lum … chỉ thấy tốn tiền tỉ của dân mà không đem lại hiệu quả. Đi lại, trật tự đô thị thì lộn xộn. Ngay sát cây cầu tỉ đô-la đang thi công (cầu Nhật Tân) mà chính quyền bảo kê cho cát tặc hút cát sát chân cầu khiến cây cầu này có nguy cơ bị đổ (chúng tôi sẽ đăng bài chi tiết vụ này). Vừa qua, báo trí đã khui vụ Sở GTVT thu 800 triệu/đầu xe khách nếu muốn có chỗ tại các bến xe ở Hà Nội đã cho thấy mọi đánh giá “lạc quan” của đồng chí Phạm Quang Nghị là không đúng. Do đó, 5 nhóm giải pháp mà đồng chí đưa ra để đẩy Thủ đô Hà Nội đi lên thì đều chệch hướng.

Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.

Nguồn: Cầu Nhật Tân    

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Sáng 21/5/2013, đ/c Phạm Quang Nghị – Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã “vi hành” tới TX Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm ngay từ rất sớm. Gọi là vi hành chứ thực chất lịch làm việc đã được các cấp ủy đảng chính quyền chuẩn bị chu đáo từ hàng tháng trước. Mặc dù mới sáng sớm mà quan chức, ban bệ đã vượt 40km đi từ Hà Nội lên túc trực đầy đủ để đón Ngài (người ta vẫn quen nói từ Hà Nội lên). Ngày thường á? Đố anh dân Sơn Tây nào tìm được bí thư với chủ tịch trước 9h sáng tại nhiệm sở. Đặc biệt, đồng chí Nghị đã được Ban Tuyên giáo bố trí cho một dàn phóng viên loại “tuyển’ đi theo làm công tác tạo dư luận.
Đ/c Thể (cán bộ cơ sở), người dân duy nhất, lọt thỏm giữa một rừng cán bộ, phóng viên. Đặng Vũ Nhật Thăng (đeo đồng hồ) luôn đứng cạnh Bí thư Nghị nhằm kịp thời uốn nắn nếu “dân” lỡ miệng.
Vừa chạm chân tới Sơn Tây, Bí thư Nghị được Chủ tịch thị xã Đặng Vũ Nhật Thăng chủ trì “phím” ngay vào “vi hành” nhà đ/c Thể, một cơ sở cốt cán. Đồng chí “cơ sở” này vừa phải ký nhận 1 tỉ đồng (trên giấy tờ) để trùng tu nhà mình. Khoản thực lĩnh chỉ tròm trèm có 200 triệu. Có còn hơn không, đồng chí bộc bạch.

Mà Đặng Vũ Nhật Thăng là ai? Dân khu vực cầu Nhật Tân quá nhẵn mặt. Với cương vị TGĐ Ban Tả ngạn (được giao trách nhiệm đền bù), đ/c Thăng ăn bớt của dân từng mét vuông đền bù. Đ/c còn có sáng kiến biến toàn bộ tích mương máng, bờ vùng bờ thửa thành đất ruộng để hợp thức hóa việc ăn tiền đền bù đất nông nghiệp dự án cầu Nhật Tân. Trước khi về Ban Tả ngạn, đ/c này đã từng bị kỷ luật tại quận Long Biên. Bê bối như vậy mà hồi tháng 6/2012, đồng chí Thăng lại được Bí thư Thành ủy “ưu tiên” cho luân chuyển đi làm Chủ tịch Sơn Tây. Cái vé luân chuyển này của đ/c Thăng, theo giới thạo tin, khá là “lục tốn” nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì mỗi năm riêng kinh phí tu bổ công trình văn hóa cũng lên đến vài trăm tỉ. Đó là chưa tính các khoản thu riêng như vé tham quan, các loại phí. Ngay trong chuyến “vi hành”, Bí thư Nghị tuyên bố về Hà Nội sẽ rót ngay tiếp 500 tỉ cho đ/c Thăng tiêu.

Hiện, Đặng Vũ Nhật Thăng đang mai phục ghế Bí thư Hoàn Kiếm của Thượng tá Công an Hoàng Công Khôi.

Nghe tin có vị cán bộ lãnh đạo Thành ủy “vi hành” xuống tận Đường Lâm, dân làng ào ào xô tới muốn gặp để bày tỏ bức xúc thì đ/c Thăng đã chỉ đạo đoàn xe “vi hành” rầm rộ khẩn trương chuyển bánh về UBND thị xã để đảm bảo lịch công tác của Bí thư. Thế là Bí thư uổng bao công sức, nhọc đến thánh thể, mà không được gặp con dân. Thôi cũng được, có gì cần nói với dân thì sau này đám phóng viên “tuyển” sẽ được Ban Tuyên giáo định hướng để lựa lời nói giúp.

Cũng giống hồi “cắt ngọn” (lúc đ/c Nghị mới về Hà Nội, chọn mấy cái nhà cao tầng để phá), lần này qua báo chí (nhớ là qua báo chí nhá), đ/c “xin lỗi” nhân dân rồi hô hào đao to búa lớn rằng phàm là cán bộ phải sát dân, phải sáng suốt, công tâm, phải bản lĩnh, trí tuệ, biết lắng nghe, v.v. Tại trụ sở UBND TX Sơn Tây, hơn 200 cán bộ Đảng & chính quyền ngồi dưới như uống từng lời đ/c Bí thư dạy bảo, vâng dạ rối rít trong cơn cực khoái vì sắp có 500 tỉ để tiêu tiếp vào vụ làng cổ Đường Lâm.

Ngay lập tức, báo chí đỏ choét tin tức nâng bi đồng chí Bí thư Thành ủy. Nào là vi hành, đi sâu đi sát xuống dân, lại còn xin lỗi dân nữa mới rưng rưng cảm động chứ. Đồng chí mang tác phong của ông Cụ ngày xưa, (ghê chưa?), lại có dáng dấp của một nhà lãnh đạo mới, nổi lên như một ngôi sao sáng giữa lúc các ngôi sao cạnh tranh khác đang lu mờ. Chắc chắn đồng chí sẽ càng sáng hơn sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm tại QH tới đây vì nhiều đồng chí khác trong cái mớ “49 chức danh chủ chốt” sẽ bị đánh tơi bời. Đặc biệt, đợt thực hiện Nghị quyết TW4 phê và tự phê, Hà Nội dẫn đầu cả nước làm rất tốt, theo lời nhận xét của Tổng Bí thư lúc đề cử đ/c Nghị vào diện quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của Đảng.

Nguồn: Cầu Nhật Tân 

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Đồng chí Phạm Quang Nghị tiếp quản cái ghế Bí thư Thành ủy HN hồi 7/2006 từ đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Càng lãnh đạo HN lâu, đồng chí Nghị càng bộc lộ bệnh giáo điều, cơ hội, tiêu cực đến phát sợ. Ngôn từ của đồng chí thì rất to tát nhưng việc làm lại tỉ lệ nghịch. Về HN ít lâu, đồng chí Phạm Quang Nghị chọn mấy cái nhà lô nhô để cắt ngọn nhằm thị uy. Hãy nhìn HN sau 8 năm được đồng chí Nghị cắt ngọn mà xem: ngọn càng ngày mọc ra càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước.
Giải pháp của đồng chí là ra Nghị quyết suông và hô hào quyết tâm. Cứ quyết tâm là được. Biện pháp 1 thì quyết tâm 10. Như vậy, biện pháp không phải là cái gì đó quan trọng
Giải pháp của đồng chí là ra Nghị quyết suông và hô hào quyết tâm. Cứ quyết tâm là được. Biện pháp 1 thì quyết tâm 10. Như vậy, biện pháp không phải là cái gì đó quan trọng.

Đồng chí lồng ghép các việc làm vụn vặt vào nghị quyết Đảng Thành phố rồi mở lớp hô hào quán triệt, hạ quyết tâm tại các cấp. Chỉ cần quyết tâm là được.

Về hành chính, công tác cán bộ, đồng chí là tác giả của các cú luân chuyển cán bộ. Thực chất là chạy chức chạy quyền. Ngày xưa chỉ chạy một lần, nay phải chạy hàng năm thậm chí hàng quý. Đại biểu HĐND đã nhiều lần đề cập nạn chạy chức chạy quyền tại HN nhưng tất cả lại đâu vào đấy. Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị đều do một tay đồng chí cắt đặt. Chạy rồi thì phải gỡ vốn. Khi bị dư luận phanh phui về nạn chạy chức, ăn hối lộ, đồng chí nói tỉnh bơ: HN bôi nhưng không trơn. Ý là toàn bộ những cái sai đều do cấp dưới. Thử hỏi cái khoản mỡ nhờn đã bôi thì cuối cùng chảy đi đâu và ai ăn?

Về xây dựng và quản lý đô thị, HN càng ngày càng lem nhem, teo tóp. Các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp. Nhà cửa không phép mọc lên công khai. Quỹ đất đô thị bị sử dụng bừa bãi, phí phạm, phá nát quy hoạch ổn định của Hà Nội. Tình hình giao thông thì ngày càng trầm trọng, bế tắc. Đích thân đồng chí chọn đồng chí Hùng làm giám đốc Sở GTVT Hà Nội mà đồng chí này không có chuyên môn giao thông. Việc can thiệp này của Bí thư đi ngược lại văn bản của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức vụ Giám đốc các Sở GTVT phải có chuyên ngành về giao thông. Quy hoạch của thủ đô thì tủn mủn, manh mún chắp vá. GPMB thì bê bết, tiêu cực. Hễ đề cập đến GPMB là đồng chí lại hô quyết tâm rồi lên gân lên cốt cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc tìm mọi thủ đoạn để đoạt đất của dân. Đồng chí không hề đi sâu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của khó khăn trong GPMB chính là do quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân bị xâm phạm.

Kiến trúc lộn xộn tại Hà Nội
HN là nơi ngốn gần ½ kinh phí xây dựng cơ bản của cả nước. Ngân sách bị ném vào hàng vạn hạng mục công trình một cách lãng phí. Những cây cầu mới xây hàng nghìn tỉ nay lại phải đập đi để xây cầu vượt khác hàng nghìn tỉ trên cùng vị trí. Xót xa chưa. Tuyến phố mẫu, chỉnh trang đô thị ngốn hàng chục nghìn tỉ mỗi năm mà HN càng ngày càng lem nhem. Dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng chí Bí thư chỉ đạo ném hàng mấy chục nghìn tỉ vào nhiều công trình chào mừng mà nay đều thành biểu tượng của xuống cấp và lãng phí. Hà Nội có cần chào mừng 1000 năm Thăng Long bằng ngần ấy công trình hoành tráng rồi đắp chiếu không? Giao thông, bến bãi HN thì lộn xộn. Bến xe mọc lên theo cảm tính và lợi ích riêng của cán bộ quản lý. HN gần đây dẫn đầu cả nước về bẩn thỉu, úng lụt  đô thị. Các dự án thoát nước hàng chục nghỉn tỉ, hiệu quả ra sao? Tất cả ai cũng đều rõ trừ đồng chí Bí thư..

Về kinh tế – xã hội: HN ngốn hàng nghìn tỉ của nhà nước cho công tác hành chính nhưng chỉ số cạnh tranh của HN liên tục bị rớt hạng … Dân và doanh nghiệp không ngớt kêu ca về thủ tục hành là chính của quan HN. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi chính đồng chí Bí thư Thành ủy phải than (không biết than giả vờ hay than thật) là: “các nơi khác bôi trì trơn, HN bôi rồi cũng không trơn”. Nhiều công trình không quyết toán, không đánh giá hiệu quả. Các ông trời con như Hùng, Khôi tha hồ đốt tiền của dân … Nếu đứng trên cương vị lãnh đạo quốc gia, mà đồng chí làm như vậy thì sẽ dẫn đất nước này về đâu? Mê tín dị đoan phát triển mạnh. Ngay Ủy ban, Đảng ủy các cấp công khai … hội hè, lễ lạt cực kỳ tốn kém. Trường lớp thì xuống cấp. Năm nào cũng xảy ra nạn chạy trường, chạy thày, chạy cô. Tiêu cực cứ ngang nhiên xảy ra tại Thủ đô. Trong lĩnh vực y tế, việc ăn bớt vắc–xin của trẻ em tại Phòng tiêm chủng của Sở Y tế Hà Nội vừa qua đủ cho thấy tình hình y tế HN đã nát đến đâu.

Dân nghèo đô thị, nông dân không có công ăn việc làm. Một bộ phận lớn nông dân bị tước đoạt ruộng đất trong các chiến dịch  GPMB, sau đó bị đẩy vào cùng cực vì mất hết đất sản xuất, mất sinh kế. Hơn 2 triệu nông dân cả Hà Tây cũ mất hết ruộng đất, không nghề nghiệp.

Về quản lý nhà đất: Hàng trăm dự án bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý, chưa đền bù đã được ưu tiên “cưỡng chế” để rồi nay bỏ đất không. Đất đai đô thị đang bị hô biến. Ai xẻ thịt chợ 19/12? Ai xén công viên Thống Nhất? Ai cho phép hàng loạt các công viên, vườn thú được cho thuê đất làm nhà hàng, khách sạn? Quản lý đất nông thôn thì lỏng lẻo chồng chéo, tiêu cực. Hàng nghìn biệt thự công dạng 61 bị bán vô tội vạ và bán một cách bí mật. Tài sản nhà nước bị thất thoát vô cùng lớn. Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị hô biến hàng trăm héc-ta để phục vụ các đại gia làm nhà vườn, công trình tiêu khiển. Trách nhiệm của ai? Đương nhiên trong này có cả khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng (hồi còn ở HN), nhưng chính đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị phải chịu trách nhiệm lớn.

Lúc chưa được nhiều quyền tự quyết trong tay thì đồng chí Nghị đấu bằng được Luật Thủ đô để giành quyền và tiền từ các bộ ngành. Tưởng có Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ cất cánh như lời hứa của đồng chí. Nào dè, từ ngày có Luật Thủ đô, Hà Nội càng nát. Mà lạ thật, khi xây dựng luật Thủ đô, đồng chí chỉ đòi quyền và tiền trong các mảng xây dựng cơ bản, đầu tư, tài chính. Chẳng thấy đồng chí đòi giành thêm quyền về văn hóa xã hội, tạo việc làm …

Vừa qua, thực hiện nghị quyết TW4 về phê và tự phê, Hà Nội làm rất rầm rộ và rốt cuộc thì mọi thứ đều tốt – cứ như trò đùa vậy. Nhìn nhận khách quan, đồng chí Phạm Quang Nghị chưa thấy hết trách nhiệm của người đứng đầu Đảng bộ Thủ đô, chưa nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục sửa chữa khuyết điểm. Người đứng đầu Đảng bộ đã vậy nên mặc dù HN bê bết mà đợt tự phê vừa qua cả Đảng bộ HN vẫn vững mạnh trong sạch … Thực tế cho thấy HN thực hiện nghị quyết TW4 theo kiểu “ngụy trang”. Kết quả tự phê bình và lấy phiếu tín nhiệm thì anh nào cũng tốt, cũng hay. Không lẽ theo đồng chí Nghị toàn bộ những tiêu cực, khuyết điểm nhãn tiền là  do thế lực thù địch?

Còn nhớ trong trận lụt kỷ lục ở HN 2008, giữa lúc nhân dân đang điêu đứng khốn cùng vì thiên tai thì ngày 2/11/2008, khi trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, đồng chí Nghị nói: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm...”

Câu nói trên của đồng chí Phạm Quang Nghị với vai trò là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy HN là minh chứng sống động cho thấy con người thật, bản chất thật của đồng chí Phạm Quang Nghị. Vậy mà, Hội nghị Trung ương 7 lại có ý kiến cơ cấu đồng chí làm nhà lãnh đạo kế cận của Đảng để chèo lái quốc gia trong thời kỳ mới thì thật là nguy hiểm cho nhân dân, cho đất nước.

Nguồn: Cầu Nhật Tân

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Như một tiếng sét, kết luận của Thanh Tra hôm nay về Đà Nẵng khiến nhiều người sửng sốt. Phải chăng Nguyễn Bá Thanh sẽ theo vết chân Bạc Hy Lai của Trung Quốc? Hay chăng đây là màn tắm gội cuối cùng để tẩy sạch cho Nguyễn Bá Thanh trước khi ra trung ương? Tất cả đều là đồn đoán. Bài viết này phân tích một số thông tin có liên quan để đưa ra nhận xét.

1. Đà Nẵng (ĐN) và Nguyễn Bá Thanh (NBT)

Nhắc tới Đà Nẵng trong suốt mười năm qua thì không thể không nhắc tới NBT. NBT lên nắm quyền vừa lúc với việc trung ương cho tách ĐN ra khỏi Quảng Nam. Lúc đó ĐN được đầu tư rất mạnh để chỉnh đốn, do vậy nên NBT có nhiều việc để làm. Trong mười năm, diện tích ĐN mở rộng khoảng 3,4 lần và thu nhập bình quân cũng tăng khoảng 3,4 lần. ĐN nổi tiếng là một trong những thành phố sạch đẹp, văn minh hiếm có ở Việt Nam. Gần đây người Hà Nội đổ xô vào ĐN mua đất rất nhiều. Người Sài Gòn vốn tự hào về hòn ngọc viễn đông cũng phải bắt đầu coi lại mình so với người em ĐN. Mọi thứ bắt đầu từ đâu?
Ông Nguyễn Bá Thanh trò chuyện với người dân trên đường hoa xuân
Từ khi NBT nắm quyền, việc đầu tiên ông làm là mở những tuyến đường lớn ở xung quanh TP làm các trục để mở rộng như đường 2-9, đường Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, CMT8, Ngô Quyền, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, xây các cây cầu Lê Duẩn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Cẩm Lệ, v.v... Tiếp theo là những vạt khu tái định cư lớn với đường bàn cờ ở quanh các trục lớn đó khiến quỹ đất ĐN tăng vùn vụt. Nhà kiểu mới ở ĐN đều có đường nhựa ít nhất 5,5m chạy qua trước nhà. Hệ thống điện nước đều tốt. Chính các khu tái định cư này lại làm chỗ dựa để NBT cấp đất khi cần giải tỏa trong nội đô TP. Mỗi lần giải tỏa các khu ổ chuột thì NBT dùng đất tái định cư với cơ sở hạ tầng tốt để bù lại, sau đó rồi bán lại đất cũ (sau khi đã chỉnh trang đường xá) với giá cao hơn. Tất cả đều là kinh doanh nhưng phần lớn dân ĐN hài lòng.

Việc thứ hai NBT làm là xây lại hệ thống bệnh viện, trường học. Thời NBT, các bệnh viện Đa Khoa, bệnh viện C, bệnh viện Nhi đều được xây thêm, xây mới, biến ĐN trở thành trung tâm y tế cho miền Trung. Ngoài ra các trường đại học, cao đẳng cũng được mở rộng rất nhiều. Hiện tại nhiều thanh niên miền Trung theo học ở các trường tại ĐN, đặc biệt là Bắc Trung Bộ. Song song đó, NBT cũng tiến hành du lịch hóa ĐN bằng các con đường khủng khiếp chạy ven biển, xây dựng các khu Bà Nà, Sơn Trà. Quy hoạch các bãi tắm, tổ chức các sự kiện như hội Quán thế âm, pháo hoa.

Việc thứ ba là làm mới lại bộ mặt thành phố khiến ĐN trông rất mới. Sau khi lập ra các khu tái định cư, dời dân ngoài, NBT bắt đầu giải tỏa mạnh hơn các khu đất vàng ở trung tâm TP để xây nhà cao tầng khiến dân đi xa về đều ngỡ ngàng vì thay đổi. Hiện tại có thể nói dù ĐN nhỏ, nhưng về mức độ hiện đại đô thị thì không kém gì so với HN, SG.

Việc thứ tư là thay đổi tập quán dân ĐN, nổi tiếng vì dẹp được vấn nạn ăn xin, lề đường thông thoáng, không bán dạo. Lúc đầu, NBT lập ra quân áo đen, tức các thanh niên xuất ngũ để đi giữ trật tự cho vỉa hè đường phố. Đội quân này không có quyền như công an, nhưng cũng đóng vai trò hữu hiệu lúc ban đầu để dân ĐN trật tự hơn. Công an thì nghe nói ít nhũng nhiễu hơn địa phương khác. Có lần trên trang otofun còn có bài viết nói công an ĐN tốt bụng khi thay vì phạt đã chỉ đường cho 1 bác tài đi sai đường. Việc này càng có ý nghĩa khi đời sống tinh thần ở VN hiện nay xuống cấp trầm trọng, hiện tượng đâm chém, công an hành dân ở các nơi khác càng khiến nơi yên bình như ĐN có giá hơn.
Ông Nguyễn Bá Thanh thăm Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng. Ảnh: Internet 
Như vậy chính sách mà NBT đưa ra trong suốt mười năm qua là giãn dân từ từ, đất đổi đất. Lấy cơ sở hạ tầng để giãn dân ra xa, bù vào đó bán đất nội đô giá cao hơn làm quỹ để tiếp tục xây cơ sở hạ tầng. Chính sự thay đổi này cộng với vẻ đẹp tự nhiên và hiền lành của ĐN thu hút người tỉnh khác đến mua đất, lại góp phần đẩy giá đất ĐN lên, góp vào quỹ nhà đất để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn đều nghẹt thở vì ô nhiễm nặng nề, an ninh kém. Người có tiền đều muốn tới ĐN tậu mảnh đất để chiều chiều tắm biển, ăn uống giá rẻ, giấy tờ dễ dàng mà có bệnh tật cũng có nơi chữa trị tốt.

Tuy có nhiều cái được, nhưng ĐN cũng có nhiều cái mất khiến NBT có tiếng, nhưng cũng mang tiếng.

Hiếm có lãnh đạo địa phương nào ở VN được dân ưa thích như NBT ở ĐN. Một phần do họ thấy đời sống đi lên hẳn từ thời ông làm chủ tịch hai nhiệm kỳ, rồi sau này làm bí thư. Một phần họ thích phong cách của ông, nói ít, làm nhiều. Ngay trong việc nói, NBT cũng có lối nói rất mộc mạc, thậm chí là "nhà quê", hơi hướng sâu cay Quảng Nam. Mỗi lần ông phát biểu trong cuộc họp thành phố, phần viết trong giấy thì ông đọc qua loa rất nhanh, còn lại phần lớn thời gian, NBT tự độc thoại theo một danh sách vấn đề tồn đọng cần giải quyết, từ chi li như toilet công cộng, nuôi chim bên biển, cống xả nước thải, ốc hút ngoài biển tới chuyện lớn như giải tỏa đền bù. NBT không chỉ nói mà còn chỉ rõ ai có liên quan tới từng vụ để họ làm cho rốt ráo. Lối nói hài hước của NBT cũng được dân ĐN ưa thích, mỗi đợt truyền hình trực tiếp họp TP thì nhiều người theo dõi như buổi tấu hài, táo quân cuối năm trên VTV.

Tuy nhiên, NBT cũng bị dân ĐN nghi ngờ trong vụ án Trần Văn Thanh, chính xác hơn là nghi ngờ nhận hối lộ 4,4 tỉ trong vụ xây cầu sông Hàn 2000 của Phạm Minh Thông. Bên cạnh đó, quy hoạch ĐN cũng vấp một số phản đối, đặc biệt là hai đừơng ven biển Liên Chiểu Thuận Phước và Sơn Trà Điện Ngọc. Hai đường này lấn quá sát biển khiến méo mó hình ảnh bờ biển ĐN. Bờ biển bao bọc bởi rừng cây xanh đẹp bị thay thế bởi đừờng nhựa chạy sát như nhát dao cứa vào tim người ĐN yêu biển. Một thời gian dưới điều hành của NBT, một vạt nhà hàng mọc lên ngay trên bờ cát biển khiến dân ĐN phản đối kịch liệt vì che chắn tầm nhìn và vì sợ ô nhiễm biển. Biển ĐN còn bị lên báo trong nước do tình trạng chia lô bãi biển, khiến bãi tắm của dân ĐN giờ bị thu hẹp, dân chài không có đường ra biển nhường đất cho các bãi resort như nấm.

Tội của Nguyễn Bá Thanh - Đường và nhà hàng lấn sát biển
Về mặt này, ông Nguyễn Sự của Hội An có tâm hồn hơn Nguyễn Bá Thanh.

Nhìn chung, một lãnh đạo như NBT có mặt tốt là dám chịu dám làm, quyết đoán, chi li, biết thu phục lòng người. Nhưng có vẻ như mặt hạn chế lại nằm trong chính bản thân con người thô mộc của ông, đó là không biết làm du lịch cho đúng cách và phá hoại thiên nhiên.

2. Văn bản Thanh Tra đánh vào các điểm gì?

Mục 1 và 2 của Thanh Tra nêu lên những điểm tích cực của thành phố đN.

Mục 3 nhắc đến vấn đề quy hoạch giải tỏa quá lớn của ĐN, cụ thể về kế hoạch sử dụng đất đạt từ 30-40% so với kế hoạch. Từ đó, bản báo cáo dẫn ra sự quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở, không phù hợp với tình hình và nhu cầu địa phương.

Tuy nhiên điều này chưa hợp lý bởi với một địa phương giải tỏa nhiều như ĐN cần phải có một quỹ đất tái định cư dồi dào để cung cấp cho dân bị giải tỏa, từ đó công tác giải tỏa đất đai mới diễn ra thuận lợi nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự thừa đất đó mà giá đất ở ĐN khá mềm so với các địa phương khác. Sau cùng, ai dám nói với một thành phố đang phát triển mạnh như ĐN thì trong tương lai số đất đó không được lấp đầy. Một quy hoạch rộng hơn để đón đầu phát triển thì mới gọi là quy hoạch . Điều này là đáng nói nếu so với Hà Nội, Sài Gòn khi quy hoạch chưa xong thì đã thấy lỗi thời.

Mục 4 nhắc đến vấn đề giao đất không qua đấu giá, tạo kẻ hở cho một số người trục lợi vì được giao đất giá rẻ. Tuy nhiên không thể phủ nhận một điều rằng nhiều người dân ĐN được hưởng lợi từ chính sách giao đất giá rẻ của NBT, nhất là đối với người dân tái định cư. Một khi bị giải tỏa, người dân có quyền mua đất nền nơi khác với giá thấp hơn. Chính sách này khuyến khích người dân đồng ý dời đi nơi khác.

Mục 5 liên quan đến việc giao quyền cho các Ban quản lý dự án thực hiện chức năng quản lý quỹ đất, từ đó dẫn đến nhiều sai phạm như không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác thu chênh lệch số tiền rất lớn... làm thất thu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tuy nhiên cần phải nói rõ sự năng động nhanh chóng của ĐN trong công tác giải tỏa đền bù, cũng nhờ vào chính sách này. Các Ban quản lý dự án có nhiều quyền lực thống nhất và nắm tình hình nên tự quyết định nhanh. Chính điều này giúp ĐN giảm thiểu được các vụ kiện thưa, giải quyết tốn thời gian với dân cư vùng giải tỏa.

Mục 6 liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất chưa sát giá thị trường gây thất thu ngân sách và làm lợi cho một số công ty có liên quan. Đặc biệt báo cáo chi tiết về các vụ chuyển nhượng đất từ chủ ban đầu, qua nhiều lần chuyển nhượng, đến chủ cuối cùng, mà chênh lệch tổng cộng chỉ ra đến 2000 tỉ. Tuy nhiên báo cáo không thực tế khi không nhìn nhận thấy đâu là giá đất thật sự ở ĐN. Con số 2000 tỉ xác định dựa trên giá đất cuối cùng, vốn bị đầu cơ trong những năm đầu khủng hoảng nhà đất. Việc ĐN giao đất cho tư nhân để đầu tư với giá thấp là một cách thu hút đầu tư, đưa đất vào sử dụng nhanh chóng, kéo dân đến TP. Các tác động này không được đánh giá trong báo cáo.

Mục 7 liên quan đến giảm 10% tiền sử dụng đất nếu các đối tượng nộp tiền nhanh, dẫn đến thiệt hại 1300 tỉ đồng. Tuy nhiên báo cáo không đánh giá tác động của việc này đến việc thu tiền nhanh từ các dự án bán đất, lãi ngân hàng do thu tiền sớm, đến tác động tích cực về mặt tinh thần của các hộ dân giải tỏa khi được giảm giá đất mua lại.

Mục 8 về việc gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất và miễn nộp phạt trong nhiều trường hợp, từ đó gây thất thu ngân sách. Tuy nhiên báo cáo không chỉ rõ thiệt hại bao nhiêu.

Mục 9 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều dự án với giá rẻ, gây thiệt hại ngân sách. Tuy nhiên thiệt hại là bao nhiêu thì không rõ.

Tựu trung lại, tất cả các mục Thanh Tra đều chỉ ra ĐN đã vi phạm nhiều điều luật trung ương, gây thiệt hại ngân sách. Tuy nhiên điều đáng suy nghĩ là tất cả những vi phạm này đều theo hướng có lợi, tạo thuận lợi cho nhân dân, cho nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh trên khắp đất nước tràn lan các vụ giải tỏa đền bù gây thiệt hại đến người dân thì có thể hiểu tại sao người dân, doanh nghiệp từ các nơi khác muốn đến lập nghiệp ở ĐN. Phải chăng đây chính là “bí quyết” của ĐN.

Với bản báo cáo này, tôi nhận định nó có rất ít ảnh hưởng đến sự nghiệp NBT. Ngược lại, việc “bạch hóa" này còn góp phần gầy dựng thêm uy tín lãnh đạo cho NBT ngay trước thềm ra Ba đình nhậm chức.

Innova 

Nguồn: DL