Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Hàng ngàn Tàu Trung Quốc xâm chiếm vùng Biển Việt Nam, vậy mà không một tờ báo Chính thống nào nêu đích danh 'bản mặt' của kẻ xâm lược mà chỉ loanh quanh, lấp lửng hết "tàu nước ngoài", lại đến "tàu lạ" ... Nếu đã không dám gọi chính tên kẻ xâm lược thì ít nhất cũng có thể gọi "Tàu X"? Hay ông Đinh Thế Huynh muốn các nhà sử học Việt Nam phải viết lại lịch sử "Hai Bà Trưng chống giặc LẠ"!!!!

Hãy xem casc Báo Lề Đảng của ông Đinh Thế Huynh viết đây nè.... 

Tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền

Từ năm 2004 đến nay, Bộ đội biên phòng Hải Phòng và Đà Nẵng đã xua đuổi và bắt giữ hàng nghìn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển của Việt Nam.


Theo đại diện Biên phòng Hải Phòng, cơ quan này đã tiếp nhận và trực tiếp bắt giữ, đồng thời tham mưu cho UBND thành phố xử lý 65 lượt tàu cá, phóng thích ngay trên biển 35 tàu, xua đuổi 139 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản.

Tại Đà Nẵng, Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng đã phát hiện hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam (từ năm 2004 đến nay).


Qua tuần tra, Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng đã bắt giữ, lập biên bản phóng thích trên biển, xua đuổi hàng trăm lượt tàu đánh cá nước ngoài ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Đại tá Dương Đề Dũng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ động biên phòng thành phố Đà Nẵng cho biết: “Qua công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Đà Nẵng tháng 11 năm 2012 đã phát hiện, xử lý 411 trường hợp sử dụng hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò, xử lý 13 trường hợp người nước ngoài thu mua hải sản trái phép.

(Theo Phụ nữ today)

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Sau hội nghị TW6 tôi phải mất khá nhiều công phu để tìm hiểu sự thật cái chuyện “kỷ luật”. Bởi vì TW khoá này mới làm có 1 năm rưởi sao lại tính án “kỷ luật”, còn khoá trước thì đại hội đã kết, đã quyết rồi. Tôi gặp nhiều Uỷ viên BCH Trung ương tìm hiểu. Hầu hết họ đều cho rằng “chỉnh đốn đảng là cần nhưng không phải làm như vậy”. Đây là mưu đồ riêng của Trương Tấn Sang mà Tổng bí thư và hơn nữa Bộ chính trị bị mắc mưu Trương Tấn Sang. Tôi viết bài phân tích dưới đây để thấy, rút ra bài học và kêu gọi mọi người có chức vụ trong đảng hãy cảnh giác.

Tại hội nghị TW6 Trương Tấn Sang luôn tìm cách để buộc phải kỷ luật cho được Nguyễn Tấn Dũng, và cùng với Trương Tấn Sang nhiều người, nhất là cư dân mạng nghĩ rằng : kỷ luật là hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức Thủ tướng, đó là sự lầm tưởng lớn. Nên nhớ rằng trước đây Trương Tấn Sang bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vẫn được đề bạt từ Trưởng ban kinh tế lên Thường trực Ban bí thư rồi Chủ tịch nước. Nếu Nguyễn Tấn Dũng có bị kỷ luật bằng hình thức nhẹ hơn là khiển trách như Bộ chính trị đề nghị thì vẫn là mức nhẹ nhất dưới mức kỷ luật mà Trương Tấn Sang đã nhận trước đây, nên không có chuyện mất chức. Vậy thì cái mong muốn của Trương Tấn Sang là gì ?

Trương Tấn Sang biết khoá tới 2 ứng cử viên Tổng bí thư nặng ký là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang mà Sang thì đã một lần nhận án kỷ luật và gần đây lùm xùm chuyện trai gái, chuyện lý lịch, chuyện mất đoàn kết nội bộ, cho nên bằng mọi giá phải bôi xấu, phải làm mất uy tín Nguyễn Tấn Dũng và nếu có án kỷ luật cho Dũng thì kỳ tới Trương Tấn Sang cầm chắc cái chức Tổng bí thư. Còn nếu như trời cho như Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm mong muốn là hạ được Dũng để 4 Sang làm Thủ tướng thì nhóm lợi ích quây quanh Sang sẽ làm mưa làm gió. May thay, trời có mắt, thánh thần có mắt, Ban chấp hành TW có mắt nên ý đồ của nhóm Trương Tấn Sang đã không thành.
Mưu đồ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cũng cần nhìn thấy sự gán ghép áp đặt đến trơ trẻn của Trương Tấn Sang. Trong tờ trình về án kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng của Bộ chính trị đưa ra Ban chấp hành TW, Sang thuyết phục Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ghi khuyết điểm số 1 là đã để một bộ phận cán bộ đảng viên tha hoá biến chất. Nực cười thay, nếu đưa vụ này thành án kỷ luật thì người đầu tiên phải nhận không ai khác là Tổng bí thư khoá trước là Nông Đức Mạnh và ông Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, sau đó là các ông Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra (Nguyễn Văn Chi), Trưởng ban tổ chức (Hồ Đức Việt), Trưởng ban Tuyên giáo (Tô Huy Rứa) rồi mới đến các uỷ viên Bộ chính trị (trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng…)

Khi BCH trung ương phản đối, 21 ý kiến ở hội trường thì 16 ý kiến phản bác, khi đó nghe nói Trương Tấn Sang nêu ra cao kiến thôi không bỏ phiếu nữa. Sang cho rằng bằng ấy đủ hạ uy tín Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên cứ để lình bình như thế hay hơn. May thay Ban chấp hành TW đòi phải bỏ phiếu và trên 74% đã phản bác án kỷ luật của Bộ chính trị. (74% vì 175 uỷ viên TW hôm đó có 3-4 người đi công tác vắng).

Dù có quyết định của Ban chấp hành TW,Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, anh ta bàn cách tán phát nội dung tờ trình của Bộ chính trị về án kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng đến cơ sở. Có lẻ vì thế mà chúng tôi được đọc nó trên mạng và biết được sự thể. Cái đích của Trương Tấn Sang là tận dụng và phát huy tờ trình này để bêu rếu Thủ tướng. Đồng thời cùng lúc Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh, tập họp các tờ báo “hẩu” của Sang khi anh ta làm Bí thư ở TP. Hồ Chí Minh và dưới tư cách tiếp xúc cử tri cũng lại chiêu bêu rếu nói xấu Thủ tướng, hô hào dân chúng chống lại Chính phủ. Trương Tấn Sang không ngượng mồm nói rằng “dân nói là đúng, ai nói dân sai thì người đó là sai” thử hỏi Trương Tấn Sang nếu dân đó là bọn chống đảng, chống Tổ quốc như Quan làm báo thì cũng gọi là nói đúng à ? Chủ tịch nước mà hớ hênh như vậy thì nguy hiểm quá.

Trương Tấn Sang ơi, tôi là lớp trên của anh, tôi kêu gọi lương tâm anh hãy thức tỉnh. Đã làm đến Chủ tịch nước thì hãy biết đất nước đang ra sao. Kinh tế đang khó khăn, kinh doanh đang đình đốn bởi ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu, Việt Nam làm gì để vượt qua cơn bão này ? anh có biết bỏ cái mưu đồ cá nhân để chung vai với Bộ chính trị, với Chính phủ lo cho đất nước phát triển, giúp dân Việt đỡ cơn bĩ cực đói nghèo không ?.

Tôi muốn anh hãy tự kiểm điểm mình, hãy bỏ cái trò kích bác, lôi kéo, phân hoá làm mất đoàn kết nội bộ làm suy yếu chế độ,để cùng nhau vì sự tồn vong của đảng và của dân tộc.

Nguyễn Văn Việt

(lão thành cách mạng)

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Năm 1971, là một du kích 22 tuổi, ông Trương Tấn Sang bị địch bắt ở Đức Hoà và đưa ra giam ở Phú Quốc.Theo thông tin từ Tổng cục II thì Sang bị giam chung với 1 Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc hoạt động bình báo ở Chợ lớn và lọt vào hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tù bị tra tấn, ông Sang không chịu đựng được đã khai báo và nhận làm tay sai cho Mỹ. Năm 1973, ông Sang được trao trả và được đưa ra miền Bắc, người bạn tù Trung Quốc được về Trung Quốc và trở thành 1 tướng tình báo, được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng của Quân đội Trung Quốc và vẫn “tình riêng” liên lạc với ông Trương Tấn Sang.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Việc ông Trương Tấn Sang khai báo và nhận cộng tác với địch đã có báo cáo gửi đến ông Lê Đức Anh, ông Lê Khả Phiêu, ông Phan Văn Khải… nhưng vẫn chưa được xem xét vì ông Trương Tấn Sang đã bị kỷ luật về vụ Năm Cam.

Chuyện đó có không ? thực hư thế nào ?

Trong thời gian qua ông Trương Tấn Sang luôn nói và thở theo kiểu dân chủ tư sản. Ông Sang khích lệ Chu Hảo và những người Viện IDS cứ việc làm tới để có 1 xã hội dân sự, 1 nền dân chủ mới như ở Châu âu, ở Mỹ…

Khi bắt bọn Lê Quang Định, Trần Huỳnh Duy Thức về tổ chức lật đổ chính quyền cách mạng thì Nguyễn Hữu Hiền 1 cộng sự chủ chốt của nhóm phản động này là người thân cận của ông Trương Tấn Sang, được ông Trương Tấn Sang viết thư giới thiệu Bộ bưu chính viễn thông để làm Cục trưởng. Bọn Hiền, Định, Thức tôn vinh ông Trương Tấn Sang là minh chủ là ngọn cờ của lực lượng phản động.

Với vấn đề Biển Đông. Vì sao Trương Tấn Sang im lặng đến như vậy ?

Tiếp đoàn Quân bát nhất (TQ) ông Trương Tấn Sang vui vẻ, hồ hởi như gặp đồng đội. Đi Nhật Bản thì gặp riêng ông Hồ Cẩm Đào và cùng dự chỉ có Đặng Thành Tâm. Đi Trung Quốc thì thoả hiệp và vì thoả hiệp nên phải im lặng để Trung Quốc muốn làm gì trên biển Đông cũng được.

Về vụ Đặng Thị Hoàng Yến: Từ Mỹ trở về Yến trở thành người tình của ông Sang và được ông Sang hết lòng bao che, ông Sang đưa Yến giới thiệu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Long An để đưa ra ứng cử đại biểu Quốc hội và Yến đã làm mọi thủ đoạn để vào Quốc hội (cũng may là sự thật đã rõ, nên đã bị đưa ra khỏi Quốc hội). Vì sao ông Trương Tấn Sang đưa Yến vào Quốc hội (và cả em trai Yến nữa)- phải chăng là thực hiện ý đồ của thế lực bên ngoài để đưa Yến leo cao vào lĩnh vực chính trị.

Ông Trương Tấn Sang lại bị kỷ luật về vụ Năm Cam.

Một người có tư tưởng, quan hệ như vậy mà sao mọi người không biết,Đảng cộng sản Việt Nam có biết không mà vẫn đưa lên đến chức Chủ tịch nước.

Mấy tháng qua cả nước nói ông Tư đánh ông Ba (ông Tư Sang đánh ông Ba Dũng). Có phải mạng Quan làm báo do ông Tư Sang chỉ đạo không ? nghe nói ông Tư Sang chỉ đạo để Đặng Thị Hoàng Yến ra tay. Cần làm rõ việc này. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn hay nói : “Trương Tấn Sang là vua mất đoàn kết”.

Đất nước đang muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu lại đối phó với xâm lược của Trung Quốc mà nội bộ đấu đá nhau thì làm sao có sức mạnh được.

Tôi nghĩ rằng Bộ chính trị, BCH TW, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc TW cần làm rõ những việc trên, thật rõ, để có xử lý mạnh. Người cần kiểm điểm nghiêm khắc và phải được xử lý chính là ông Trương Tấn Sang. Người cõng rắn cắn gà nhà không ai khác hơn ông Trương Tấn Sang, con sâu làm hư xã hội Việt Nam chính là ông Trương Tấn Sang.

Lê Kim Cương (Hà Nội)

Nguồn: Internet

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Gần đây đọc nhiều thông tin ở các nước và trên các mạng thấy ở ông Trương Tấn Sang có nhiều yếu tố cấu thành tội phản bội tổ quốc. Bộ chính trị Đảng CSVN cần xem xét yếu tố này ở ông Trương Tấn Sang, bởi các mối quan hệ sau:


- Ông Trương Tấn Sang kết thân với nhóm phản động Nguyễn Hữu Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức và được nhóm này coi là ngọn cờ, là minh chủ để chuẩn bị lật đổ chính quyền cách mạng. Ông Trương Tấn Sang bị bọn phản động lưu vong móc nối. Châu Xuân Nguyễn ở Úc từng được ông Trương Tấn Sang hứa cho làm Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng nên gần đây vẫn cao giọng ca ngợi ông Trương Tấn Sang hết lời. Ông Trương Tấn Sang viết thư đề nghị đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục  trưởng Bộ bưu chính viễn thông, giới thiệu Đặng Thị Hoàng Yến vào Quốc hội… để làm gì ? có phải giúp cho chúng leo vào cơ quan nhà nước ta để rồi cùng lật đổ không ?

- Ông Trương Tấn Sang đi đêm với Trung Quốc, gặp riêng ở Trung Quốc, chỉ một mình gặp Hồ Cẩm Đào ở Nhật Bản. Bàn cái gì ? tôi nghĩ cùng một rơ như Hunsen, vì tiền, vì ghế mà bán rẻ tổ quốc.

- Gần đây mạng Quan làm báo, 1 tờ báo mạng lớn tiếng kêu gọi dân xuống đường, 1 tờ báo mạng nịnh bợ Trung quốc (gần đây sợ lộ tẩy trở giọng “bảo vệ biển đông”, người ta nói đây là của Ông Trương Tấn Sang. Bọn Châu Xuân Nguyễn, Nguyễn Sĩ Bình đã nắm tờ báo này thì chính nó là báo phản động, chúng phò ông Trương Tấn Sang, thì ông Sang là cái gì ?

Trong tình hình đất nước khó khăn, kinh tế bị khủng hoảng, Trung quốc bao vây thì ông Sang chủ trương tấn công Chính phủ với mưu mô toàn diện nhân việc chỉnh đốn Đảng là mưu tính gì – nếu không phải là để lật đổ chính phủ, là để thay đổi thể chế đảng ta.

Xin hỏi ông Trương Tấn Sang:
Tôi đọc được trên mạng ông đã có những lần đi đêm với Trung Quốc, 8 vấn đề ông thoả thuận với Trung Quốc là những vấn đề gì ? bán cho Trung Quốc bao nhiêu đảo ? ở hội nghị Apec Nhật Bản ông lại gặp riêng Hồ Cẩm Đào. Chỉ một mình ông với Đặng Thành Tâm mà không có quan chức ngoại giao Việt Nam,  bàn cái gì mà bí mật vậy, thoả thuận cái gì nữa, có phải ông đồng ý cho lập cái Thành phố Tam Sa không ? Việc tàu hứa ông lên Tổng bí thư là để làm tay sai cho Tàu thôi, cái chính là chúng cho ông tiền, bao nhiêu ? ông có dám kiểm điểm trước Bộ chính trị không ? có thể ông sẽ nói là không có. Ông có biết vừa rồi Tàu cho Hunsen bao nhiêu – cả thế giới biết điều đó, các nguyên thủ Asean biết rõ điều đó. Đồng tiền đã làm cho Hunsen mờ mắt. Với danh nghĩa Chủ tịch Asean, Hunsen đã không ra tuyên bố chung vì vấn đề biển Đông. Chỉ như vậy thôi mà Trung Quốc phải bỏ cả đống tiền cho Hunsen thì việc ông đi đêm, thoả thuận ngầm và bán đứng biển đảo Việt Nam, Trung Quốc phải cho hàng chục triệu đô la Mỹ là chuyện đương nhiên. Ông Tư Sang, ông cần kiểm điểm nghiêm khắc việc này trước BCH Trung ương Đảng CSVN và cần dừng bàn tay bán nước lại.
Tôi chưa nói đến chuyện đạo đức, chuyện chia rẽ đoàn kết nội bộ để kẻ thù lợi dụng, mà chỉ nói những hành động cấu thành tội phản bội tổ quốc của ông Trương Tấn Sang, rất mong mọi người xem xét và phán xử.

Minh Trần

Nguồn: http://chuquyenbiendongvietnam.wordpress.com/2012/08/22/ttruong-tan-sang-co-phan-boi-to-quoc-khong/

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012



Cuộc trò chuyện với Chu Hảo đã cho tôi hình dung rõ cái bẩy mà Trương Tấn Sang đang làm với Chính phủ.

Nguyên lý của cái bẫy đó là như thế này : 

- Đã làm gì thì cũng có sai, có thể làm được đến 9 nhưng cũng có 1 cái sai. Người làm nhiều thì sẽ sai nhiều, người không làm thì có gì mà sai. (nói đúng ra là người có chức mà không làm gì thì đây là sai lầm lớn nhất). Chính phủ là người làm (hành pháp), cái gì cũng đến Chính phủ, từ xả rác, lụt, bão, mất điện, lên già xuống giá, nghèo đói… đều qua tay Chính phủ vậy thì chắc chắn không thể không sai.
Chu Hảo
Từ nguyên lý đó, Trương Tấn Sang cho tuyên truyền lên mạng, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, trong các cuộc gặp riêng các bậc lão thành… một hình ảnh xấu của Chính phủ, mà chủ yếu là vu khống, là biến trắng thành đen gây một tâm lý trong mọi người xấu như vậy, sai như vậy thì trong chính đốn đảng phải có kỷ luật.

"Kỷ luật" chính là cái bẫy của Trương Tấn Sang.

Theo Chu Hảo: Trương Tấn Sang đã bàn việc này với Nguyễn Phú Trọng: “Bộ chính trị phải có hình thức kỷ luật tập thể và…. Chúng ta cũng phải sâu sắc kiểm điểm và nhận 1 hình thức nào đó thì mới an dân” và Nguyễn Phú Trọng đồng ý đề xuất của 4 Sang. Tư Sang trong lần gặp Chu Hảo đã vỗ tay đánh đét và kêu lên: “Vậy là thắng rồi!”.

- Làm sao thắng ?

- Cả Bộ Chính trị phải nhận kỷ luật, tụi tui phải chịu kỷ luật là chia xẻ cho Chính phủ vậy thì cái anh cầm đầu Chính phủ hình thức kỷ luật phải nặng hơn hết, người đó không ai khác là Thủ tướng. Nếu chỉ ở mức cảnh cáo thì đưa ra Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ rớt. Nếu là tui bị dí cở ấy tui xin từ chức.

Cái bẫy của Trương Tấn Sang là như vậy, độc ác lắm, thâm hiểm lắm các vị phải cảnh giác, nhân dân phải cảnh giác. Đảng ta phải nhổ bỏ những sâu mọt chuyên đục khoét nội bộ, làm nội bộ mất đoàn kết như Trương Tấn Sang.

Nhân dân ta phải bảo vệ sự trong sáng, lên án những kẻ bán rẻ biển đảo cho Tàu, làm suy yếu chế độ, gây mất ổn định, tạo sự nghèo đói cho đất nước- người đó không ai khác, chính là Trương Tấn Sang, kẻ đang giăng bẩy cho Thủ tướng và Bộ Chính trị.

Nhất Nhất

Nguồn: Internet
Kính gửi:    - Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
                     - Và các đ/c trong Bộ Chính trị

Tôi là một đảng viên trung kiên, trước đại hội đảng toàn quốc, tôi 2 lần gửi thư đến các đ/c Bộ chính trị (ngày 24/4 và 25/6/2010), gửi qua đường bưu điện nhưng xem ra thư bị ỉm đi. Nay thấy tình thế đất nước lộn xộn, có kẻ thân tàu đã cố tình làm nát nội bộ nên tôi phải nhờ mạng “chủ quyền biển đông Việt Nam” mà tôi tin tưởng để chuyển đến các  đ/c những suy nghĩ, đề xuất của cá nhân tôi. Tôi thấy đ/c Tổng bí thư đã nói rất thẳng trước hội nghị TW, tôi tin rằng đ/c sẽ nghe tôi nói thẳng. Tôi muốn nói về bản chất Trương Tấn Sang.

Trương Tấn Sang
Có thể đ/c sẽ nói rằng đ/c Trương Tấn Sang là người trong sạch, đạo đức có phải vậy không ?
Những điều tôi nói ra đây là chắt lọc từ nhiều đ/c, có đ/c đã ở vị trí tứ trụ triều đình, có đ/c nguyên là Bộ Chính Trị, nguyên Uỷ Viên Trung Ương, tướng lĩnh và lão thành cách mạng…

Về Trương Tấn Sang: đ/c nhớ rằng anh Sang làm Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm Chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng. Anh Sang luôn tỏ ra trong sạch, không nhận nhà lớn, ở một căn nhà nhỏ, nhưng tiền vàng thì nhiều hết chỗ nói, bị mất chức Bí thư đưa ra Hà Nội mọi người nghĩ rằng Trương Tấn Sang sẽ bị kỷ luật, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị nhưng rồi đ/c Tổng Bí thư bao che, đ/c còn vận động cả Trung Quốc bao che cho Trương Tấn Sang nên chỉ bị khiển trách rồi sau đó lên chức.

Tổng bí thư cũng đã nhận được tố cáo của vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư Thành uỷ ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù. Vi phạm đạo đức như vậy mà vẫn bảo vệ là cái lẽ gì ?

Đó chỉ là vài chuyện không thể nào quên khi Trương Tấn Sang còn ở thành phố. Còn bây giờ thì sao? Trương Tấn Sang luôn có bộ máy bao vây chính phủ. Điều này đã có từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt hai năm 2009 và 2010 sắp tới đại hội nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn diện. Tôi dùng chữ toàn diện ở đây để nói rằng việc tấn công Thủ tướng là có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Anh Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng. Để làm gì? Rõ ràng là để lật đổ và giành ghế. Có đúng không đ/c Tổng Bí thư? Nguyễn Hữu Hiền một phần tử tha hoá đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần  Huỳnh Duy Thức. Trương Tấn Sang đã yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Trương Tấn Sang có ý đồ gì và trách nhiệm như thế nào trước việc làm này? Nguyễn Hữu Hiền và bọn phản động từng nói: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại”. Cần kiểm điểm làm rõ quan hệ Trương Tấn Sang với Nguyễn Hữu Hiền và nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, việc này rất quan trọng.

Một việc trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính phủ là vụ Vinashin. Đ/c nghĩ lại xem vì sao lại cho kiểm tra Vinashin khi chỉ có 6 tháng nữa là đại hội đảng toàn quốc. Và lố bịch thay Uỷ Ban Kiểm Tra vừa làm xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang đã cho Hải (thư ký của anh Sang) gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày 13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo cáo. Tôi tìm hiểu được biết Trương Tấn Sang đã kết với chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Nguyễn Văn Chi để “thần tốc” dựng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ thỏa thuận nhau “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa”. Ngày 31/7/2010 Bộ Chính Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo.

Đ/c Tổng Bí thư xem như vậy có vi phạm nguyên tắc đảng không? Có phải cách hành xử của đảng ta không? Và Trương Tấn Sang có biến công cụ của đảng, biến công luận thành công cụ riêng của mình không ?

Trước đại hội tôi có đọc được thư của ông Trần Đức Quế, một cán bộ tham gia từ kháng chiến chống thực dân Pháp: Nêu việc Đặng Thành Tâm (Tân Tạo) dùng tiền đi vận động Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư và dư luận Hà Nội càng xôn xao với những cái tên như Hùng Ken, Thắng Mượt, những doanh nghiệp giàu có nhưng rất xã hội đen là đệ tử của Trương Tấn Sang đang tung tiền để chạy ghế cho Trương Tấn Sang. Những ngày qua ông ta lập mạng Quan làm báo theo quan điểm Trung Quốc để bôi xấu Thủ tướng làm xấu danh Chính phủ thì đẹp gì cho Đảng ta hả đ/c Tổng bí thư. Trương Tấn Sang tuyên bố phải loại Nguyễn Tấn Dũng. Anh ta có quyền vậy sao hay là cậy vào kẻ thù bên ngoài mà ngang dọc như vậy ?

Chuyện về Trương Tấn Sang đánh chính phủ còn dài dài, nhưng chỉ cần xem như vậy cũng đã rõ rồi. Tôi không phải là hoạ sĩ nhưng những gì đã nêu có thể là một bức tranh phác hoạ sắc nét về Trương Tấn Sang, với tất cả bản chất rất đê tiện, cơ hội và hèn mọn. Một con người như vậy có thể là đảng viên cộng sản không? Tôi đề nghị đ/c Tổng Bí thư phải thật nghiêm túc.

Khi xem xét Trương Tấn Sang phải thấy rõ 2 điều : Thứ nhất là bản chất rất cơ hội luôn mưu mô hại người khác vì quyền lợi cá nhân ,sẵn sàng vu khống để hại đ/c mình . Tôi rất lo sau lưng 4 Sang là địch, chúng đang xây dựng 4 Sang lên để lật đổ chế độ như chúng đã làm với Liên Xô. Thứ hai là đạo đức suy đồi thông qua những vụ việc khi ở TP. Hồ Chí Minh và hành vi gần đây.

Là Tổng bí thư đ/c phải dám quyết, loại bỏ cái xấu, bảo vệ người tốt, quang minh đ/c nhé.

Chào đ/c.

Trần Minh Hồ  (Hà Nội)

Nguồn: Internet
Nguyễn Xuân Phúc chỉ là anh quan hàng tỉnh lẻ tài năng thấp kém mà làm sao ngoi lên đến Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng ?
Đó là biệt tài của Nguyễn Xuân Phúc. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 có hơn 65 đoàn đại biểu thì Nguyễn Xuân Phúc với chức danh Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mời cơm gần 60 đoàn. Anh gặp riêng các trưởng đoàn, các Uỷ viên TW để vận động trước nhất gom phiếu cho mình và gạt Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Đà Nẵng), gạt Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Bí thư Quảng Nam- Phó ban Tuyên giáo) để 2 vị này không lọt vào Bộ chính trị- bởi vì miền Trung khó lòng có 2 Uỷ viên Bộ chính trị, anh tung đủ chiêu nào là Nguyễn Bá Thanh độc đoán chuyên quyền, nào là Vũ Ngọc Hoàng yếu đuối, bệnh tật…và đúng như tính toán, Nguyễn Xuân Phúc đã vào Bộ chính trị. Người Quảng Nam Đà Nẵng nói rằng “nước chảy ngược” là như thế.

Mặt khác Nguyễn Xuân Phúc ngầm kết nối với Nguyễn Văn Chi (dân Đà Nẵng) Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra để cung cấp thông tin về vụ Vinashin. Khi đó Chi hứa sẽ đưa Phúc vào Bộ chính trị. Đương nhiên Phúc lọt vào mắt xanh Trương Tấn Sang vì Trương Tấn Sang đang dùng Vinashin để đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Xuân Phúc là như vậy, thượng đội hạ đạp, phản thầy bất kỳ lúc nào, miễn là gió đổi chiều là theo chiều gió để được cho mình.

Nguyễn Xuân Phúc cặp kè với 1 nữ giám đốc Công ty tư vấn xinh đẹp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, 2 người hết khách sạn này đến khách sạn khác kể cả ở Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh, Phúc luôn mạnh tay can thiệp cho mỹ nữ trúng dự án. Nguyễn Xuân Phúc còn có đệ tử là Hồ Minh Hoàng giám đốc Công ty Hải Thạch ở xứ Tuy Hoà Phú Yên. Hồ Minh Hoàng là anh của Hồ Minh Hậu, anh em Hoàng Hậu đoạt của mấy ngân hàng trên 400 tỉ rồi cho Hậu chuồng đi trốn ở nước ngoài nhận lệnh truy nã đặc biệt, Hoàng ở lại phủi tay, Công ty Hoàng như cái lỗ mũi, tiền không có trả lương nhân viên nhưng được Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu trao cho dự án hầm đèo Cả cả tỉ USD, và cho y làm Tổng giám đốc, Công ty cổ phần nhưng được Phúc can thiệp nên ôtô được đăng ký xe bản xanh 80B để vào Nam ra Bắc. Về việc ăn bẩn của Nguyễn Xuân Phúc thì hết đường nói. Công ty nào cũng hứa, được thì đớp, mà không được thì lặn, đó là sách của Nguyễn Xuân Phúc.



 Anh em chú bác họ Nguyễn Xuân Phúc & Nguyễn Xuân Châu hứa hẹn gì với nhau lúc còn ở "quê hương" Quảng Nam!!!. Tham khảo tâm sự của Châu tại đây!

Năng lực Nguyễn Xuân Phúc đúng là anh quan tỉnh lẻ ,ra trước quốc hội trả lời chất vấn à à, ê ê loanh quanh không có ý nào có cở Phó Thủ tướng vậy mà cũng được Trương Tấn Sang khen là lưu loát, được cả Chủ tịch Quốc hội khen là đầy đủ (?). Phúc đã từng phản Thủ tướng và sẽ sẵn sàng làm phản như thế.

Một con người đầy cơ hội và gian manh,phản chủ như vậy có nên dùng không?

Trần Lê

Nguồn: Internet

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Chúng ta không bao giờ nghĩ sai về nhân dân Trung Quốc, những người bạn đã giúp Việt Nam ta đánh thắng kẻ thù xâm lược, nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng ta. Chúng ta muốn làm bạn với Trung Quốc, làm bạn thật lòng. Nhưng họ thì lấn biên giới, chiến biển Đông. Sao lại có đường lưỡi bò (?) nó không còn là lưỡi bò mà là con rắn độc, là bàn chân xâm lược, nhưng còn cái nguy hiểm hơn là cái lưỡi xâm nhập nội bộ, mua chuộc cán bộ, mua chuộc những người giữ chức vụ cao để biến Việt Nam thành nước lệ thuộc vào TQ.

Vừa qua, khi Quốc hội thông qua luật Biển,Trung Quốc phản ứng dữ dội và ra cái gọi là kêu thầu thăm dò các lô dầu ở biển Đông, họ gọi là của họ nhưng chỉ cách đảo Phú Quý của ta có 50km (?). Các đòn tấn công thủ tướng càng mạnh hơn cũng chỉ vì Thủ tướng không tuân phục Trung Quốc.

Và đặc biệt một hiện tượng mới sau khi Quốc hội bế mạc, ông Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri đã liên tục lên giọng chỉ trích Chính phủ, nào là phải xử lý người đứng đầu, phải phê phán, phải lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội v.v… ông nói gay gắt đến độ có người đã viết là ông nã pháo cối vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trương Tấn Sang quên rằng ông Dũng là Uỷ viên Bộ chính trị, là Thủ tướng do Đảng và do quốc hội (dân) bầu lên. Cớ gì ông vạch áo cho người xem lưng, cớ gì ông nã pháo vào Thủ tướng, phải chăng ông đã nả vào Đảng, nã vào dân. Phải chăng ông cũng cay cú về việc Quốc hội thông qua luật biển Đông làm phật lòng Trung Quốc nên phải nói cho vừa lòng quan thầy, mà quên cả tập thể Bộ chính trị. Đau lòng quá, trong lúc đất nước phải lèo lái qua cơn bão khủng hoảng kinh tế cực kỳ khó khăn, ông Sang không đoàn kết để tạo sức mạnh, lại nã pháo vào chính phủ để làm gì, nếu không phải để đập vào Đảng và chính phủ nhằm làm suy yếu theo chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Ông Trương Tấn Sang là người duy nhất bỏ phiếu "chống" thông qua luật biển?

Tôi nhớ một lãnh đạo cao cấp khoá trước đã từng nhận xét “Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết”?. Điều này bây giờ đã bộc lộ chân tướng mọi người đều thấy, một nhà tri thức gọi điện cho tôi : “Mình buồn quá, sao Tư Sang lại đánh Thủ tướng như thế”, có ai mà không thấy điều này.
Tập thể Bộ chính trị, BCH Trung ương hãy nhìn rõ cảnh giác và chặn đứng âm mưu đen tối của kẻ ngoại bang .

Trần Trung Kiên

Nguồn: Internet

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa. Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Công tác nhân sự đã “cơ bản hoàn thành”

Thời gian đang chuyển dần về giữa năm. Hà Nội cũng đang chìm trong cơn nắng nóng tăng nhiệt theo từng tuần lễ, cùng với những trận giông bão khó có thể lường trước trong năm con Rồng này. Sự biến đổi về thời tiết như thế cũng tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Sau vài vụ cưỡng đoạt đất đai ở Tiên Lãng và Văn Giang, dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản.
Đó là Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của Nguyễn Tấn Dũng.

Từ tháng 8/2012, khi chính phủ mới được thành lập và nhận được sự đồng thuận hầu như không một chút khó khăn từ Quốc hội, người ta đã có thể nhận ra những gương mặt thân cận nhất với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải… Chưa kể đến một số hội đồng và ủy ban đóng vai trò tư vấn cho chính phủ cũng bao gồm những người được cho là thuộc phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng.

Mối tương quan trong đảng giờ đây đã trở nên lệch hẳn về đầu cân chính quyền. Ở đầu cân bên kia, Trương Tấn Sang, bất chấp nhiều cố gắng để tự PR bản thân, nhưng ứng vào vai trò Chủ tịch nước – một vị trí mà trước và sau đều thật khó biểu hiện quyền lực, và thực tế là hầu như không có một quyền lực thực chất nào, đã trở nên mờ nhạt, đặc biệt sau vụ nữ đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, cùng quê Long An với ông Sang, bị Quốc hội bãi nhiệm.

Trên con đường hành sự của mình, thực ra Trương Tấn Sang đã có nhiều cơ hội để tiến thân và trở nên một nhân tố nào đó mang tầm đối trọng với Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng với sự yếu kém cố hữu về công tác nhân sự và quan điểm dùng người rất thiếu nhất quán mà đã không thể được cải thiện từ khi ông Sang còn là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và Bí thư Thành ủy TP.HCM, chính ông đã đánh mất những cơ hội đáng quý của mình.

Tại đất Bắc Hà, nơi hội tụ quá nhiều nhân sĩ và kịch sĩ, có thể nói chỉ riêng việc ông Sang tồn tại được trong suốt nhiều năm trời mà không bị tuột dốc về mặt chính trị cũng đã là một niềm an ủi lớn đối với ông. Chỉ có điều, để đạt được hiện tồn có vẻ bền vững ấy, bản thân ông đã phải trả giá khá nhiều. Không còn tỏa sáng với hình ảnh một vị lãnh đạo năng nổ và nhiều ý kiến sáng tạo, ông đã dần lui vào hậu trường với nhiều uẩn ức không thể biểu hiện bằng lời nói và càng không thể bộc lộ qua hành vi. Một số người thân quen với ông ở TP.HCM đã phải ngạc nhiên khi bình luận khuôn mặt ông như được làm bằng sáp, với nét chân tình đã chỉ bằng phân nửa người tiền nhiệm của ông – nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Một hình ảnh độc tôn

Ngược lại với Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng – với quầng mắt hùm hụp thâm sâu qua ngày tháng, lại được xem là một nhân tố nổi bật trong việc dùng người và đối nhân xử thế.

Với các danh sĩ trong lịch sử, việc dùng người thường có hai chiều hướng trái ngược: hoặc biết sử dụng người giỏi hơn mình và qua đó chứng tỏ mình là người giỏi, hoặc dùng người kém hơn mình và phải biết nghe lời. Có lẽ Nguyễn Tấn Dũng thuộc về trường hợp thứ hai, cũng bởi trong con mắt tuyệt đại đa số nhân dân và giới quan chức, đây không phải là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ và quyết đoán. Thậm chí trong nhiều trường hợp và nhiều chủ đề khẩn cấp, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra chậm chạp một cách không đáng có. Tầm nhận thức của ông, so với Trương Tấn Sang, được người đời đáng giá thấp hơn.

Thế nhưng tất cả những gì mà Nguyễn Tấn Dũng có được đến giờ này lại thuộc về công lao của tự thân ông. Đó là một quá trình đấu tranh và vươn lên không mệt mỏi, để cuối cùng phần lớn bộ máy nhân sự chính quyền các cấp, từ trung ương đến các địa phương, đều được đánh giá là vây cánh cho ông.

Lợi thế lớn nhất của Dũng là cương vị Thủ tướng – vị trí có thể ban phát rất nhiều bổng và lộc cho những địa chỉ cần được ban phát. Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một ông vua không ngai. Mà thực tế với quyền lực tối hậu và vẫn có chiều hướng được tập quyền hóa của mình, Dũng cũng chẳng cần đến ngai, nếu tình thế không bắt buộc phải như thế.

Vị thế của Nguyễn Tấn Dũng càng được củng cố không chỉ trong đối nội mà còn trên trường đối ngoại, sau lời đề nghị viếng thăm Brazil nhưng bị từ chối của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rõ là trong tầm quan sát của chính giới quốc tế và ở cả những quốc gia đang phát triển, một con người quá nhu mì, luôn tìm cách tỏ ra ôn hòa như Trọng đã chẳng thể hiện được vị thế lớn lao nào. Nói cách khác, ông có vẻ chưa xứng đáng đại diện cho tầm cỡ quốc gia để đứng cùng hàng hoặc ngang hàng với các nguyên thủ quốc gia khác. Cũng nói cách khác, đặc tính chính trị thời nay không cần đến những chính trị gia quá khuôn sáo hoặc giáo điều, cho dù đó có là người vô hại nhất đi chăng nữa.

Tài sản và quyền lực

Giữ được quyền lực cũng có ý nghĩa không kém thua so với giành giật quyền lực. Những gì mà Nguyễn Tấn Dũng giành được trên chính trường đã để lại sự trả giá cho cả một nền kinh tế đang trong tình cảnh suy thoái trầm kha và một xã hội hầu như biến mất nền tảng đạo đức và văn hóa. Thế nhưng điều được gọi là sự sói mòn niềm tin công dân đối với chính phủ có lẽ không thể quan trọng bằng việc chính phủ ấy duy trì được quyền lực và hơn thế nữa, các quan chức chính phủ gìn giữ được tài sản đã tích góp qua nhiều năm.

Nhưng với Nguyễn Tấn Dũng, sau khối tài sản khổng lồ mà có thể sánh ông với những đại gia giàu có nhất vùng Đông Nam Á, cái mà ông cần không chỉ là tiền bạc.

Con đường bằng phẳng nhất, diễn biến một cách hòa bình nhất vào những năm tới chỉ có thể là một cuộc chuyển giao quyền lực êm ái, một cuộc cách mạng nhung mà không phải đổ máu.

Những gì mà Bắc Kinh đang buộc phải tính toán thì Hà Nội cũng không nằm ngoài kịch bản đó. Trước làn sóng công phẫn của người dân ngày càng lan rộng và có thể đạt đến một điểm kích nổ vào bất kỳ thời điểm nào, một chính phủ muốn duy trì vị thế của mình, và trên hết là vị thế bảo đảm cho các tập đoàn độc quyền quốc doanh và những tập đoàn tư nhân mới nổi như nhóm lợi ích ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, có điều kiện để tiếp tục đè gánh nặng tham nhũng và thủ lợi lên đôi vai gày guộc của người dân đóng thuế và các thành phần doanh nghiệp khác, chỉ là tấm bình phong dân chủ cần phải được dựng lên càng khéo léo càng tốt.

Vào tháng 11/2011, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho giới phân tích trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng hành động tuyên bố về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Quốc hội, đồng thời trở thành quan chức cao cấp đầu tiên trong đảng đề xuất đất nước cần có một bộ luật biểu tình.

Với những người ngây thơ, thái độ thay đổi bất ngờ của Nguyễn Tấn Dũng là có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh bộ mặt quốc gia cần có sự cải thiện ít nhất về phấn sáp. Nhưng những người có kinh nghiệm trong giới phân tích chính trị và cả báo chí lại đã tỏ ra đặc biệt thận trọng. Không chính khách nào cho không ai cái gì, cũng như không hành động nào của chính khách lại không xuất phát từ một động cơ cụ thể. Nhất là sau sự việc người con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Bộ Xây dựng, còn con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng lại nắm giữ vị trí chủ chốt tại một ngân hàng tư nhân rất có tiềm năng là Bản Việt…

Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình ông. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm một cách hết sức nghiêm túc, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô số thủ đoạn chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường trước.

Trong lịch sử Việt Nam qua các triều đại, đã có nhiều cuộc cách mạng với nhiều đợt hồi tố mà đã làm tiêu tán tàn sản lẫn tính mạng của những quan chức thuộc triều đại cũ. Còn hiện tại, vị thế của chính quyền đương nhiệm lại quá khó để tồn tại thêm một thời gian đủ dài, đủ lâu cho các quan chức hưởng thụ khối tài sản tích cóp từ nhân dân.

Nhưng quá trình tích cóp vô thiên lủng như thế cũng lại gây ra một sự phát tác theo chiều hướng ngược lại: đến lúc này, ngay cả những quan chức lạc quan nhất trong đảng cũng phải thừa nhận số phận của đảng cầm quyền chỉ còn được tính theo đơn vị từng năm một. Đã có không ít kẻ âm thầm dịch chuyển tài sản, tiền bạc và cả người thân ra nước ngoài – một biểu hiện hoàn toàn tương đồng với giới quan chức Trung Quốc. Cũng đã có những đồn đoán không mấy thầm kín về một khả năng biến động mạnh sẽ diễn ra vào những năm 2014-2015, khi không khí phẫn uất của người dân đã tích lũy đủ lớn để có thể tạo ra sự đào thải chính quyền từ chính bản chất của nó.

Sẽ là “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng”?

Ngã rẽ duy nhất trong cơ chế chuyển giao quyền lực không đổ máu và ít hao tiền tốn của chỉ còn là động thái thỏa hiệp với nhân dân – một thứ nhân dân giả hiệu nào đó do giới quan chức nặn ra, hoặc cùng lắm thì mới phải thảo luận về dân chủ với những người đối lập với chính quyền – nhưng lại được đại đa số xem là nhân dân đích thực.

Cũng bởi thế, không khó để đoán ra cái đích mà Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa là một cuộc chuyển giao quyền lực, hay nói cách khác là sự thay đổi vị trí quyền lực, từ vai trò thủ tướng sang vai trò của một người đứng đầu quốc gia trong điều kiện hiến pháp được cách mạng hóa. Để có được kết quả ấy, một cá nhân có thể sẵn sàng hy sinh cả điều 4 Hiến pháp và sẵn sàng chối bỏ tư tưởng cộng sản – điều mà từ lâu họ đã không còn thuộc về nó, nhưng lại vẫn cần nó vào bất cứ hoàn cảnh nào cần phải bảo vệ quyền lực của mình. Cũng có nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.

Vấn đề còn lại chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái xem ai có thể trở thành thủ lĩnh dân tộc trong tương lai, bất kể người dân có muốn bầu cho họ hay không. Không phải các thành viên của Bộ Chính trị đảng không tơ tưởng về vấn đề nhạy cảm của thủ tướng. Thậm chí từ nhiều năm trước đây, một phương án chuẩn bị cho Đảng Cộng sản tiến hành tranh cử trong điều kiện đa đảng đã được chấp bút. Chỉ có điều, như một thông lệ bất thành văn, trước khi Bắc Kinh lên tiếng chính thức về một chủ đề cực kỳ quan trọng nào đó, không một ai trong giới lãnh đạo Việt Nam dám thở mạnh.

Những ngày gần đây, lần đầu tiên có dấu hiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu tìm cách nổi lên như một quyền lực mới, tuy còn rất mỏng manh. Cùng với Trương Tấn Sang, đó sẽ là những thách thức đầy ngán ngại đối với Nguyễn Tấn Dũng trên con đường vươn tới cơ chế cộng hòa đại nghị và chức vị tổng thống Việt Nam của ông.

Ít nhất, đó cũng là một giấc mơ riêng của những quan chức như Nguyễn Tấn Dũng mà người khác không có quyền xâm phạm. Chỉ là không có bất kỳ sắc màu nhân dân nào trong giấc mơ đó mà thôi.
Từ nay trở đi, câu chuyện mà chúng ta đang kể sẽ còn tiếp diễn với những chi tiết phong phú và không kém quyến rũ, khiến những người đau đáu về hiện tồn và tương lai Việt Nam không thể bỏ qua. Cũng trong câu chuyện này, tâm điểm Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là một nhân tố mà chúng ta luôn cần quan tâm và cần luận bàn vào những thời khắc gay cấn nhất trên chính trường Việt Nam.

Nguồn: TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC