Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
Vẫn nhăn nhở với nhau trước bức tranh xám xịt của Thủ đô |
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết TW4 mới đây, đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị thay mặt Đảng bộ Hà Nội với gần 400.000 Đảng viên rất “lạc quan”: đợt sinh hoạt chính trị vừa qua (phê và tự phê) đã thực sự tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên tại Thủ đô. Lần này, Hà Nội đã khắc phục được tình trạng làm sai, khuyết điểm không ai chịu, mà nhờ tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình nghiêm túc trong Đảng nên đã chỉ ra được cụ thể sai phạm ở đâu, nguyên nhân và hướng khắc phục như thế nào.
Kế đó, Ban chấp hành đảng bộ HN rầm rộ triển khai tiếp Nghị quyết TW4 với 5 nhóm giải pháp. Giao thông được “ưu tiên” không đưa vào nhóm giải pháp vì công tác giao thông dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của các đồng chí Khôi “nghẹo” (Phó Chủ tịch TP phụ trách giao thông), Chung “con” (Giám đốc CA), Hùng “gấu”, Linh “còi” (Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT) được báo cáo là thực hiện quá tốt, đã tạo được phấn khởi và tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Giao ban báo chí lần nào cũng vậy, khi bị phóng viên truy thì các đồng chí trên lại đồng thanh ca khúc ca: chúng tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy – ý là các anh có dám chơi cái đồng chí đứng đầu không.
Đồng chí Nghị “nổ” cũng gớm. Đồng chí nhận xung phong đi đầu cả nước về lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo do HĐND thành phố bầu. Kết quả toàn bộ số cán bộ này đều được tín nhiệm gần 100%. Trên đà thắng lợi, đồng chí nổ tiếp là tới đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả Bí thư Thành ủy. Đến chỗ này thì trẻ con cũng biết tỏng số phiếu của Bí thư sẽ là bao nhiêu.
Ấy vậy mà khi chủ trì Hội nghị toàn quốc về ATGT hôm 29/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải bày tỏ bức xúc: “Tôi thấy, không có thành phố nào có tình trạng giao thông như Hà Nội, làm xấu hình ảnh Thủ đô… Tôi sẽ kết luận Sở GTVT và Công an Hà Nội “bảo kê” cho các doanh nghiệp (DN) vận tải …”.
Thực ra, không phải chờ tới lúc đồng chí Phúc bức xúc thì câu chuyện giao thông Hà Nội mới bung bét như thế. Ai mà chẳng biết Hà Nội, gần chục năm qua, được rót hàng trăm nghìn tỉ mỗi năm cho giao thông. Với tầm nhìn rất ngắn hạn, tủn ngủn, vụn vặt nên Hà Nội không tránh khỏi việc cầu vừa xây nghìn tỉ lại phá đi. Loay hoay tổ chức giao thông, hết bịt lại ngăn ngã tư rồi phân làn tùm lum … chỉ thấy tốn tiền tỉ của dân mà không đem lại hiệu quả. Đi lại, trật tự đô thị thì lộn xộn. Ngay sát cây cầu tỉ đô-la đang thi công (cầu Nhật Tân) mà chính quyền bảo kê cho cát tặc hút cát sát chân cầu khiến cây cầu này có nguy cơ bị đổ (chúng tôi sẽ đăng bài chi tiết vụ này). Vừa qua, báo trí đã khui vụ Sở GTVT thu 800 triệu/đầu xe khách nếu muốn có chỗ tại các bến xe ở Hà Nội đã cho thấy mọi đánh giá “lạc quan” của đồng chí Phạm Quang Nghị là không đúng. Do đó, 5 nhóm giải pháp mà đồng chí đưa ra để đẩy Thủ đô Hà Nội đi lên thì đều chệch hướng.
Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
Nguồn: Cầu Nhật Tân