Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Nếu gạt ra ngoài những ngôn từ mang tính quy chụp và tấn công cá nhân, thì bài viết này dường như... khen ông Sang vì những hành động của ông có xu hướng nhằm bảo vệ uy tín đang ngày càng xuống dốc của Đảng thông qua việc chống nhóm đặc quyền trong ngân hàng và trong Bộ Chính Trị...

Ông Nguyễn Minh Triết nói: "Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết nội bộ". Ông Sang đã gay cấn và tìm cách tấn công ông Nguyễn Tấn Dũng từ trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và trước nữa là các chiêu tấn công Thủ tướng Phan Văn Khải (từ khi ông Sang còn là Trưởng ban kinh tế). Ông Triết đã nhìn đúng ông Sang.

Cần nhìn rõ các chiêu của Trương Tấn Sang trong việc gây mất đoàn kết nội bộ, phá nát Đảng cộng sản Việt Nam
Ông Trương Tấn Sang
Chiêu thứ nhất: Ông Trương Tấn Sang nắm Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh để dùng quân lính Công an moi móc các thông tin, gần đây chủ yếu là Ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế. (Nay Toàn và Triều đã nghỉ hưu nhưng vẫn dùng đệ tử để làm việc này). Thông tin thường là thất thiệt, đổi trắng thay đen hoặc lấy một chuyện bé xíu xé thành lớn rồi tâu đến Trương Tấn Sang, những lúc như thế Trương Tấn Sang thường trề cái môi dày ra, nghiến răng mấy cái rồi mới ra tay.

Chiêu thứ hai: Sang dùng các đệ tử Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Sacombank), Hùng Ken, Thắng mượt… để thâu tóm thông tin vỉa hè… dùng tiền mua chuộc các quan chức. Người ta nói: muốn gì thì đến Bà Út (vợ ông út – Lê Hồng Anh) hoặc cứ đấm cỡ trăm (trăm ngàn USD) cho ông Xuân (Nguyễn Xuân Phúc) thì sẽ được tiếp đãi như vua. Dùng tiền mua các nhà báo, nhà mạng lá cải để ra đòn.

Chiêu thứ ba: Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trương Tấn Sang kích động, khen ngợi và thậm chí gọi các đệ tử nói trên đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu,thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức là một minh chứng.

Chiêu thứ tư: Trương Tấn Sang dùng Hải lùn, nguyên là trợ lý của Sang làm “tư lệnh” mặt trận báo chí. Hải thường gọi điện cho các Tổng biên tập truyền đạt ý kiến “anh Tư” chỉ đạo đưa bài này, đánh vụ kia… phóng viên Báo Tiền Phong bị bắt quả tang đã lộ rõ vai trò của Hải lùn (nhân dân ai cũng biết, vậy sao không trị Hải lùn).

Trương Tấn Sang cho Đặng Thị Hoàng Yến chạy sang Mỹ mở mạng Quan làm báo, dùng Hải lùn cung cấp thông tin cho Đặng Thành Tâm, có khi Trương Tấn Sang trực tiếp “giao ban” với Tâm để Tâm dùng nhân viên chuyển ra cho in các thông tin nội bộ mà chỉ có cở Trương Tấn Sang mới biết. Quan làm báo đã bóp méo, đổi trắng thành đen để đưa lên mạng hàng triệu người đọc, giờ đây mọi người đều thấy cái trò trớ trêu của Quan làm báo.

Đó là những chiêu mà Trương Tấn Sang gọi là “bao vây địch”.

Còn đây là chiêu Trương Tấn Sang trực tiếp ra tay:

- Thứ nhất ra tay phân hoá nội bộ: Ông Trương Tấn Sang vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười và các vị lão thành cách mạng cao cấp. Trương Tấn Sang đến cả Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai lệch và vận động lật đổ Thủ tướng. Hải lùn dự thảo 1 thư để Trương Tấn Sang lấy chữ ký các cụ để đòi kỷ luật và thay Thủ tướng. Có lá thư này rồi Ông Trương Tấn Sang báo cáo sai lệch cho Tổng bí thư và yêu cầu phải “xử lý” để “bảo vệ Đảng”.

- Nguyễn Phú Trọng mấy đêm mất ngủ vì lá thư và những cú điện thoại của các cụ, cuối cùng thống nhất với Trương Tấn Sang là đưa ra Bộ chính trị và Ban chấp hành TW để xem xét. Đến giờ chót Cụ Đỗ Mười không đồng tình công bố bức thư này.

Thực hiện xong bước 1 này Ông Trương Tấn Sang nghĩ là chắc ăn liền gọi Tô Huy Rứa, Trần Lưu Hải (Phó ban trực Ban tổ chức TW) để thông báo và lên kế hoạch hành động. Ông Trương Tấn Sang gọi Nguyễn Xuân Phúc “chú mày ở trong ruột, biết nhiều làm đi, anh sẽ dành cho chú chức Thủ tướng”. Nguyễn Xuân Phúc mất ngủ vì sướng quá. Chả lẽ số đến nhanh vậy (!) anh ta liền quay 180 độ chống Nguyễn Tấn Dũng, người đã cưu mang, dạy dỗ nâng đỡ từ anh quan hàng tỉnh trở thành Phó Thủ tướng, uỷ viên Bộ chính trị- chuyện này cả vùng Quảng Nam Đà Nẵng cả nước ai cũng biết và ghê tởm. Từ Phúc, từ Rứa, từ Trần Lưu Hải lây lan sang một số Uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành TW khác, Trương Tấn Sang nghĩ đã chắc ăn nên kéo Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh ra đòn. Ông Trương Tấn Sang lập kế kỷ luật tập thể để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và thông qua được Bộ chính trị.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải). Ảnh: Quý Đoàn.
May thay, Ban chấp hành TW rất sáng suốt, từ họp tổ đến họp hội trường- 80% ý kiến bác bỏ đề nghị của Bộ chính trị. Lúc này Trương Tấn Sang tức điên lên nhưng vẫn nghĩ ra kế sách không bỏ phiếu ở Ban chấp hành TW nữa vì đã có bỏ phiếu ở Bộ chính trị với phiếu đồng ý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng hình thức khiển trách. Cứ lấy cái án này cũng đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng rồi.

Ban chấp hành TW một lần nữa tỏ ra rất sáng suốt, vững vàng nhìn rõ sự thể rằng: Cái sai của Đảng là sai có hệ thống, sai từ nhiều khoá, sai từ cơ chế, từ nghị quyết. Những vấn đề nêu ra để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì Đại hội Đảng đã có nghị quyết, Bộ chính trị đã có nghị quyết, giờ lại lật ngược là sao? Nếu lật lại thì nhiều người chứ sao một mình Nguyễn Tấn Dũng và nhất quyết yêu cầu bỏ phiếu, không thể để cái án treo cho Thủ tướng.

Kết quả 126 phiếu của 126 Uỷ viên TW chiếm 74,24% số uỷ viên TW có mặt đã bác bỏ án kỷ luật. Đây là quyết định cao nhất và chung thẩm. Vậy nhưng Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, ông ta vẫn ra chiêu vớt cuối cùng bằng cách sử dụng các cuộc đi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc dân ở khu dân cư văn hoá của Mặt trận TW để đưa thông tin về việc kỷ luật, để kích động mọi người, mọi phần tử lên tiếng nhằm gây mất ổn định và lấy cớ tấn công Chính phủ.

Cũng may mà từ các chiêu này giúp các bậc lão thành cách mạng thấy rõ bản chất của Trương Tấn Sang, thấy cái hèn của anh ta và khẳng định đây là cách làm hại uy tín của Đảng, của Chính phủ, đúng hơn là những chiêu thức phá Đảng, phá chế độ là phản lại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.

Tôi đã mất khá nhiều công phu, nhiều thời gian để tìm hiểu, phân định và nghe nhiều đ/c cao cấp ở bậc nguyên tứ trụ triều đình, đến các nguyên Uỷ viên TW để được phân giải mới tổng kết ra những điều trên, xin gởi đến những người có trách nhiệm để chiêm nghiệm và xử lý nhằm giữ sự trong sáng và tồn vinh của đảng ta.

Trần Vương
(Hà Nội)

Nguồn: Dân luận
Bình luận với Facebook: